Cá chép, cá trắm cỏ là những loài nuôi phổ biến ở miền Bắc nước ta. Khi mùa mưa bắt đầu cũng là lúc chúng và ấu trùng phát sinh mạnh, gây hại lớn cho vụ nuôi. Nhưng không phải là không có cách giải quyết!
Tôm là động vật biến nhiệt. Do đó nhiệt độ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của tôm. Sự chênh lệch nhiệt độ hay sự thay đổi nhiệt độ bất thường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm. Khi đó, nếu cộng thêm việc tôm thiếu đi nhiều loại khoáng chất thiết yếu sẽ gây ra những bất lợi không đáng có cụ thể là hiện tượng cong thân, đục cơ. Gây hại rất lớn đối với chất lượng của tôm khi xuất bán, làm giảm hiệu quả của vụ nuôi.
Thời điểm giao mùa là lúc mà cá vô cùng nhạy cảm với những thay đổi dù là nhỏ nhất từ môi trường. Các chỉ tiêu chất lượng nước thay đổi đột ngột sẽ dễ làm cá stress, yếu và bị các mầm bệnh cơ hội tồn tại sẵn trong ao tấn công gây bệnh. Do đó, vào thời gian này bà con cần chăm sóc cá và theo dõi thường xuyên các chỉ tiêu chất lượng nước để giúp cá vượt qua “giai đoạn bão tố” này trong cuộc đời của chúng.
Mặc cho thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay, nhưng bà con nuôi tôm vẫn bắt đầu thả nuôi vụ chính trong năm. Vì tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ của tôm sẽ thay đổi theo nhiệt độ của môi trường. Nên khi nhiệt độ nước tăng cao hơn ngưỡng chịu đựng của tôm, tôm sẽ sốc, hoặc tệ hơn là chết hàng loạt khi trời quá nóng. Nhất là thời điểm tôm mới được thả xuống ao nuôi, do đó không ít ao nuôi mới thả vài ngày bà con đã thấy hiện tượng “rớt đáy”.
Tôm thẻ chân trắng rất dễ chết sau những cơn mưa bất thường. Đặc biệt là những cơn mưa lớn, nhưng người nuôi đa số lại không biết nguyên nhân vì sao. Những thay đổi về các chỉ tiêu chất lượng nước và sức khỏe tôm sẽ được tóm tắt dưới đây. Từ đó, người nuôi sẽ tìm được những biện pháp khắc phục phù hợp để mang lại hiệu quả tốt hơn cho vụ nuôi.
Khí độc rất nguy hiểm đối với tôm nuôi. NH3, NO2 hay cả NO3 đều có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm, làm tôm stress và mọi hoạt động sinh lý của tôm đều bị ảnh hưởng. Các phản ứng trong chu trình nitơ hầu hết nhờ vào những quá trình sinh học của các vi khuẩn có lợi. Do đó, tìm hiểu rõ bản chất của các phản ứng này, hỗ trợ sự phát triển của hệ vi khuẩn này sẽ có thể hạn chế được sự gây hại của các khí độc phát sinh ở đáy ao.
Trong ao nuôi tôm, nhất là đối với tôm thẻ chân trắng. H2S được xem như “sát thủ thầm lặng” với cả tôm và môi trường nuôi. Tôm sẽ chết dần do ảnh hưởng của H2S, những con may mắn hơn còn sống sẽ trở nên còi cọc, chậm lớn, sức đề kháng kém, nhưng nặng nhất là ngăn cản việc tôm sử dụng oxy. Do đó, H2S ngày càng trở nên nguy hiểm khôn lường. Tuy nhiên cách giải quyết thì không phải không có.
Khí độc trong ao nuôi luôn là một mối đe dọa lớn đối với tôm khi nuôi thâm canh. Trong đó, NO2 là loại khí có mức độ độc hại không hề kém cạnh khí NH3 (amoniac). Tuy nhiên, cũng như NH3, thì loại bỏ NO2 cũng thật sự không quá khó khăn.
Một trong những mối nguy hại tồn tại thường xuyên trong ao nuôi tôm là khí amoniac (NH3), nhất là sau khoảng hơn một tháng nuôi. Tuy nhiên, nếu tìm và diệt tận gốc nguyên nhân làm khí này phát sinh thì mọi chuyện lại trở nên rất dễ dàng.
Vụ nuôi tôm chính trong năm thường bắt đầu vào thời điểm mùa nắng nóng. Khi nhiệt độ tăng cao, tôm hoạt động mạnh hơn, ăn nhiều hơn bình thường, do đó chất thải cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, cần áp dụng một số biện pháp chống nóng cho tôm.
Cá có thể tự chuyển đổi giới tính hoặc được chuyển đổi giới tính để phù hợp hơn cho quá trình nuôi thương phẩm.
Cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi, cá rô phi, cá diêu hồng... là những loài được nuôi ghép phổ biến và mang lại lợi nhuận rất lớn cho người nuôi. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loài cá khác, cá nuôi ghép rất dễ bị nhiễm những bệnh do vi khuẩn hay nấm. Và một trong những bệnh gây hại lớn cho cá mà khả năng mắc phải rất cao là bệnh nấm gây hại trên mang cá.
Tôm không tổng hợp được Vitamin C nên hoàn toàn lệ thuộc vào thức ăn.