Bệnh cong thân, đục cơ và tôm thẻ chân trắng

Tôm là động vật biến nhiệt. Do đó nhiệt độ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của tôm. Sự chênh lệch nhiệt độ hay sự thay đổi nhiệt độ bất thường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm. Khi đó, nếu cộng thêm việc tôm thiếu đi nhiều loại khoáng chất thiết yếu sẽ gây ra những bất lợi không đáng có cụ thể là hiện tượng cong thân, đục cơ. Gây hại rất lớn đối với chất lượng của tôm khi xuất bán, làm giảm hiệu quả của vụ nuôi.
tôm thẻ bị cong thân đục cơ

Sau đây là nguyên nhân, triệu chứng cụ thể và một số biện pháp khắc phục để có thể hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng cong thân, đục cơ này.

Tại sao tôm bị cong thân, đục cơ?

Trong quá trình nuôi, khi nhấc nhá lên khỏi mặt nước vào ban ngày, chài tôm khi trời nóng tôm sẽ bị sốc do sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí. Khi bật và tắt quạt làm tôm giật mình, nhảy lên mặt nước hoặc lúc thu tỉa làm tôm bị stress khiến cơ bị đục một phần hay toàn bộ cơ thể. Trương hợp trời nắng mưa xen kẽ nhiệt độ lên cao hoặc xuống thấp quá đột ngột cũng làm tôm bị sốc nhiệt, dễ mắc bệnh cong thân và đục cơ.

Thêm nữa là hiện tượng tôm thiếu hụt khoáng chất, đây là nguyên nhân chính làm các sắc tố trong cơ thịt tôm không đủ để hình thành gây đục cơ và làm tôm không duỗi thẳng được khi cong thân.

Một nguyên nhân khác là sức khỏe tôm yếu với mật độ nuôi dày trong điều kiện thời tiết xấu, chất lượng nước trong môi trường không ổn định, thiếu hụt các nguyên tố khoáng chất cần thiết, lượng oxy hòa tan trong nước thấp. Lúc này tôm còn phải lột xác để lớn lên nhưng gặp phải nhiều bất lợi.

Tôm bị cong thân, đục cơ như thế nào?

Cong thân: tôm bị cong tròn lại về phía bụng, đuôi gần chạm vào chân bơi, không thể thẳng lại tự nhiên được.

Đục cơ: phần mô cơ chạy dọc cơ thể tôm bị đục, trắng mờ, đầu tiên là ở đốt cuối cơ thể gần đuôi. Khi bị nặng phần trắng đục sẽ lan dần sang các đốt phía trên. Thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường như màu cam hoặc màu đỏ hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết. Những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày thì màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường được.

Biện pháp khắc phục và phòng trị cong thân, đục cơ


Hạn chế kéo nhá, chài tôm lúc trời nắng hay kể cả những lúc nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Đảm bảo mực nước trong ao ổn định. Điều này sẽ giảm được phần nào hiện tượng tôm bị cong thân.

Có biện pháp che chắn bề mặt ao, để giảm ánh nắng trực tiếp. Có thể dùng lưới thưa, ngoài để che nắng, biện pháp này còn ngăn cản chim cò quấy phá tôm nuôi. Lắp đầy đủ quạt nước và sục khí (nếu có điều kiện) để đảm bảo oxy hòa tan cho tôm. Kiểm tra thường xuyên để xử lý kịp thời các biến động của những chỉ tiêu chất lượng nước, ổn định môi trường nước.

Sau khi kiểm soát được môi trường thì phải quan tâm đến sức khỏe của tôm nuôi. Định kỳ hai cử ăn mỗi ngày phải bổ sung vitamin C complex với liều 2ml/kg thức ăn nhằm chống sốc, tăng sức đề kháng cho tôm, đồng thời còn kích thích hệ tiêu hóa, giúp tôm ăn mạnh hơn kể cả khi thời tiết có thay đổi xấu. Nếu tôm ăn yếu, hoạt động không nhanh nhẹn thì một cách khác để cung cấp vitamin C cho tôm là tạt C vitan vào nước, tôm có thể hấp thu qua mang, giảm được đáng kể tỷ lệ hao hụt.

Nguyên nhân chính làm tôm bị cong thân, đục cơ đó là thiếu hụt khoáng chất. Tạt vào ao khoáng vi lượng Ryolit chứa đầy đủ các nguyên tố cần thiết, đảm bảo tôm linh hoạt, lanh lẹ, giảm sốc với môi trường, hoàn thiện quá trình lột xác và phát triển. Ngoài ra Ryolit còn góp phần tái tạo lại hệ vi sinh vật, giúp ổn định môi trường nước. Đây cũng là biện pháp hàng đầu để cứu nguy khi tôm bị cong thân, đục cơ. Có đủ khoáng chất thì các sắc tố trong cơ thịt sẽ có đầy đủ thành phần tạo nên một cơ thể tôm khỏe mạnh.

Và lúc nào cũng phải theo dõi chất lượng nước, sức khỏe tôm và diệt khuẩn tiêu diệt mầm bệnh thường xuyên, có những biện pháp khắc phục hợp lý, kịp thời với bất kỳ điều bất thường nào xảy ra trong ao nuôi. Để có được một vụ nuôi thành công.

Ngày 02 - 06 - 2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Các acid amin tự do trong thức ăn có tác dụng chất dẫn dụ: glycine, betaine, taurine có nhiều trong dịch thủy phân, bột nhuyễn thể

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102