Chăm sóc cá nuôi vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là lúc mà cá vô cùng nhạy cảm với những thay đổi dù là nhỏ nhất từ môi trường. Các chỉ tiêu chất lượng nước thay đổi đột ngột sẽ dễ làm cá stress, yếu và bị các mầm bệnh cơ hội tồn tại sẵn trong ao tấn công gây bệnh. Do đó, vào thời gian này bà con cần chăm sóc cá và theo dõi thường xuyên các chỉ tiêu chất lượng nước để giúp cá vượt qua “giai đoạn bão tố” này trong cuộc đời của chúng.
cá nuôi khi giao mùa

Tại sao phải phòng bệnh khi giao mùa?

Giao mùa là lúc mà thiên nhiên biến chuyển từ mùa này sang mùa khác. Thời điểm đó, cũng như con người vật nuôi cũng sẽ có những thay đổi nhất định về sức khỏe và gây nhiều tổn thất.

Thứ nhất là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ cao xuống thấp, sự chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm lớn làm cho cá nuôi bị sốc, bỏ ăn và tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh tấn công gây bệnh cho cá. Ngoài ra còn xuất hiện những đợt không khí lạnh kèm theo mưa lớn đầu mùa gây rất nhiều bất lợi.

Thứ hai là pH trong ao giảm đột ngột, làm tảo tàn, chết và không phân hủy được. Tầng đáy thiếu oxy do quá tải, kéo theo lượng lớn khí độc phát sinh, từ đó gây độc cho cá, cá nổi đầu và nếu không kịp xử lý sẽ làm cá chết hàng loạt.

Hơn nữa là chất lượng nước thay đổi đột ngột, các chỉ tiêu đều biến đổi bất lợi cho sự phát triển của cá nên cá trong giai đoạn này rất yếu, dễ bị stress, nếu cộng thêm một số yếu tố bất lợi từ thức ăn, môi trường hay con giống kém chất lượng mà không được xử lý thì chết hàng loạt là điều khó tránh khỏi.

Các biện pháp ngăn ngừa thiệt hại cho cá nuôi

  • Đối với ao nuôi

Duy trì mực nước trong ao ở mức 1.2 - 1.5m. Thả bèo che ⅔ mặt nước làm chỗ trú ẩn cho cá.

Định kỳ 2 lần/ tháng hòa vôi tạt khắp ao để khử trùng, diệt khuẩn liều từ 1-2kg/100m2.

Đắp bờ ao, sửa chữa lại những vị trí rò rỉ, tránh thất thoát nước hay nước từ bên ngoài vào mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

Đối với nuôi lồng, phải vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra tu sữa thường xuyên để đảm bảo sự vững chắc, treo túi vôi ở gốc lồng để phòng bệnh, diệt tạp khử trùng khu vực lồng nuôi.

  • Đối với cá nuôi

Khi nhiệt độ nước trong ao quá cao, cá sẽ có xu hướng bỏ ăn, do đó các cử cho ăn phải nên giảm khẩu phần từ 50-60%, đặc biệt trong những lúc trời mưa lớn hay áp thấp nhiệt đới kéo dài. Chỉ cung cấp đủ theo nhu cầu của cá.

Thường xuyên bổ sung vitamin C vitan tạt vào ao và khoáng vi lượng Ryolit, mục đích là làm tăng sức đề kháng cho cá vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Trong quá trình nuôi cần trộn vào thức ăn thêm tinh chất tỏi tươi Licin Garlic giúp kháng khuẩn tự nhiên bên trong và tăng khả năng miễn dịch cho cá.

Bó 5-7kg lá xoan thả xuống ao để phòng trùng mỏ neo gây hại cho cá và dùng chế phẩm sinh học Sivibac định kỳ để xử lý nước và đáy ao.

Kiểm tra sức khỏe cá thường xuyên để có những biện pháp khắc phục phù hợp nhất.

Ngày 25 - 05 - 2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102