Nghề nuôi ốc hương hiện đang trở thành nghề “ăn nên làm ra” cho nhiều bà con nuôi hải sản ven biển. Nhìn chung ốc hương dễ nuôi, dễ chăm sóc lại thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên vấn đề dinh dưỡng cho ốc hương rất quan trọng, ốc nuôi thường thiếu nhiều loại vitamin cần thiết cho các hoạt động sống nhưng người nuôi thì lại thường bỏ quên. Thế nên, việc xem xét bổ sung vitamin vào quá trình nuôi là vấn đề cấp thiết lúc này.
Ốc hương- cái tên nói lên tất cả. Loài nhuyễn thể này toát lên một mùi hương đặc biệt khi còn sống cũng như khi đã nấu chín. Tập tính tỏa hương này cũng giúp ốc thu hút bạn tình trong mùa sinh sản. Thịt ốc hương thì tươi, giòn, rất ngọt và không bị bở. Thế nên hiện nay ốc hương được nuôi phổ biến cũng không quá khó hiểu.
Việc nuôi tôm ao bạt đã trở nên phổ biến ở các khu vực nuôi tôm thâm canh hiện nay. Ngoài những lợi ích cơ bản của ao lót bạt như cải thiện hiệu quả sản xuất của tôm nuôi, tăng tốc độ sục khí và mật độ thả, thì tôm nuôi ở đây còn nhiều ưu điểm khác. Cộng thêm việc vệ sinh ao có lót bạt cũng có nhiều yêu cầu nhất định cần người nuôi nắm rõ.
Đáy ao là nơi tôm “cư trú” nhiều nhất vì chỉ khi có thức ăn thì tôm mới ngoi lên mặt nước. Các thành phần của đáy ao và sự tác động qua lại của chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của tôm.
Bất cứ loài động vật nào cũng vậy, không riêng gì Cá, quá trình tiêu hóa phải diễn ra thì mới hấp thu được các chất dinh dưỡng trong thức ăn được. Từ đó cá mới phát triển và có năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của chúng. Do vậy, tiêu hóa là hoạt động rất quan trọng đối với cá nuôi. Vậy hệ tiêu hóa của các bao gồm những thành phần nào và hoạt động như thế nào khi cá vừa mới bắt mồi?
Tôm cũng như nhiều động vật khác, có một hệ miễn dịch để tạo ra sức đề kháng chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên hệ miễn dịch của tôm thì không đặc hiệu, và tôm không có ký ức miễn dịch ( khả năng ghi nhớ). Để tôm được khỏe từ bên trong thì người nuôi tôm buộc phải dùng thêm các biện pháp nhằm hỗ trợ các phản ứng này. Từ đó, các hợp chất được bổ sung sẽ giúp tôm tự chống lại mầm bệnh mà không cần dùng thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh.
Tôm là một loài nuôi quan trọng nhất trong số các động vật thủy sản. Tuy nhiên sản lượng tôm ngày càng bị thu hẹp do môi trường ô nhiễm và sự hoành hành của dịch bệnh. Để tôm chống chọi được với mầm bệnh thì hệ miễn dịch của tôm đóng vai trò chủ yếu. Không giống như những loài động vật có xương sống, các đáp ứng miễn dịch của tôm vẫn còn chưa phát triển, không có khả năng ghi nhớ và chỉ đáp ứng một cách tự nhiên. Tuy vậy, khi hiểu phần nào cơ chế hoạt động, người nuôi hoàng toàn có thể có những biện pháp để nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch này, hỗ trợ sức khỏe tôm.
Quá trình hấp thu và sử dụng năng lượng từ thức ăn rất quan trọng đối với cá. Nên đường ruột có khỏe mạnh thì cá mới tiêu hóa và có sức khỏe tốt được. Sau đây là một vài chú ý về cấu tạo và chức năng của đường ruột cá để chúng ta biết cách cải thiện kịp thời nếu có bất thường xảy ra.
Ngoài gan tụy thì đường ruột là bộ phận quan trọng không kém trên cơ thể tôm. Tôm có đường ruột khỏe thì mới hấp thu vào tiêu hóa tốt, từ đó góp phần cải thiện sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm. Để trả lời câu hỏi làm sao để đường ruột tôm khỏe mạnh thì bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài khía cạnh mới về của những thành phần và vai trò của chúng trong đường tiêu hóa.
Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản từ lâu là nguồn sinh kế cho nhiều hộ dân ở các nước khu vực ven biển. Nhờ vào quá trình phát triển từ lâu đời, nên chỉ riêng trong quá trình nuôi thì cũng đã có rất nhiều dụng cụ, vật liệu được sử dụng. Và đó chính là nguồn lây truyền mầm bệnh, cũng như gây stress cho nhiều loài vật nuôi dưới nước nếu được sử dụng và bảo quản không đúng cách.
Trên cơ thể con người, gan được biết đến là một bộ phận với chức năng đào thải độc tố. Thì với tôm, gan tụy được xem là cơ quan quan trọng nhất trên toàn bộ cơ thể chúng. Ngoài chức năng thải độc thì gan tụy còn là một bộ phận biểu hiện sức khỏe tôm. Gan tụy có khỏe mạnh thì tôm mới tăng trưởng và phát triển tốt được. Bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức mới về cấu tạo và chức năng, cũng như các biện pháp cải thiện chức năng cho gan tụy.
Ốc hương là một loài có giá trị kinh tế cao, được xem là một loại hải sản quý và cao cấp. Cho nên nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư nuôi ốc hương với mật độ cao trên quy mô lớn. Tuy nhiên, không chỉ với ốc hương mà vật nuôi nào cũng vậy, luôn có những rủi ro nhất định, phần lớn đều là do dịch bệnh. Và sưng vòi lấy thức ăn là một hiện tượng thường gặp nhất trên loài nhuyễn thể này. Nếu không có cách khắc phục kịp thời thì thiệt hại là rất đáng kể.
Tôm không tổng hợp được Vitamin C nên hoàn toàn lệ thuộc vào thức ăn.