Nấm mang trên cá nước ngọt

Cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi, cá rô phi, cá diêu hồng... là những loài được nuôi ghép phổ biến và mang lại lợi nhuận rất lớn cho người nuôi. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loài cá khác, cá nuôi ghép rất dễ bị nhiễm những bệnh do vi khuẩn hay nấm. Và một trong những bệnh gây hại lớn cho cá mà khả năng mắc phải rất cao là bệnh nấm gây hại trên mang cá.
Nấm trên cá nước ngọt

Sau đây là một số dấu hiệu cũng như cách phòng và khắc phục bệnh này.

Nguyên nhân

Nấm phát triển quanh năm trong ao nuôi. Nhiễm nấm là bệnh thứ cấp, phát sinh khi môi trường nuôi bị ô nhiễm sau một thời gian dài nuôi mà không xử lý, nơi có vết thương trầy xước do cọ xát hay quá trình đánh bắt vận chuyển gây ra. Nhất là mang cá, nơi hoạt động đóng mở nắp mang của cá diễn ra liên tục thì rất dễ làm nấm có cơ hội bám vào và gây hại. Bệnh phát sinh nhiều vào thời điểm mùa hè của Miền Bắc và mùa khô ở miền Trung, Nam.

Nấm thường tìm thấy trên mang cá nhiều nhất là loài Branchiomyces, với hai loài thường gặp là B. sanguinis Plehn, 1921 và B. demigrans Wundseh, 1930 trên cá nuôi khu vực Châu Á.


B. sanguinis: Sợi nấm nhỏ, ít phân nhánh vào các mô huyết quản, tuy nhiên bào tử tương đối lớn, loài này gặp nhiều nhất ở mang cá trắm cỏ.

B. demigrans: Sợi nấm nhỏ hơn B. sanguinis , phân nhánh nhiều và men theo các mao huyết quản của tơ mang phát triển khắp tơ mang, bào tử khá nhỏ, thường ký sinh trên cá trắm đen, cá mè, cá trôi...

Triệu chứng

Con đường truyền lây: có hai cửa ngõ để nấm xâm nhiễm và lây bệnh cho cá, thứ nhất là bám trực tiếp lên mang cá, thứ hai là bào tử bị cá ăn phải sẽ tồn tại trong ruột, đi theo mạch máu đến mang và gây hại.

Đầu tiên do cản trở hô hấp, nên cá thường nổi đầu, tập trung ở chỗ nước chảy, cá thường bỏ ăn. Các sợi tơ mang bị sưng to, tiết dịch dính bết lại với nhau. Khi cá bệnh nặng, các khuẩn ty và bào tử nấm theo mạch máu ở mang di chuyển và ăn sâu tới các cơ quan khác của cá, nơi ký sinh ban đầu là mang sẽ xuất hiện nhiều tổn thương lớn như tơ mang bị đứt rời, cá ngạt thở và chết nhanh ngay sau đó.

Lược mang và các tơ mang bị xuất huyết, sung huyết, đặc biệt là xung quanh các mạch máu. Bệnh nấm này phát triển rất nhanh, chỉ trong vòng vài ngày nếu ao nuôi bị ô nhiễm nặng, tỷ lệ chết lên tới 50%.


Phòng trị

Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, định kỳ khoảng 2 tuần/ lần diệt khuẩn, khử trùng ao nuôi bằng Iodine Violet hoặc Gluta S với liều dùng như trên hướng dẫn. Sau mỗi đợt thu hoạch nên tháo cạn nước rồi tiến hành bón vôi và phơi đáy ao khoảng một tuần trước khi cho nước mới vào ao.

Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên bổ sung C vitan để cung cấp vitamin cho cá với liều 1kg cho 1500-2000m3 nước. Ngoài ra cũng cần thêm vào thức ăn các loại khoáng chất có trong MCP diges cần thiết cho sự phát triển của cá với liều 3-5ml/kg thức ăn. Việc bổ sung này với một mục đích là tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cá, kích thích hệ miễn dịch của cá hoạt động một cách hiệu quả hơn.

Chú ý việc cho ăn để không để thức ăn quá dư thừa làm ô nhiễm môi trường nuôi, đây là nguyên nhân chính làm nấm có cơ hội tấn công cá. Thường xuyên vệ sinh đáy ao, tránh việc hàm lượng chất hữu cơ trong ao quá cao, cá nuôi mật độ vừa phải. Sepio là sản phẩm hữu hiệu để trị các loại ký sinh trùng trên cá trong đó có nấm, làm lành các vết thương, lở loét do nấm gây ra. Đồng thời cũng hạn chế sự phát triển quá mức của tảo, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn.

Bệnh nấm mang là một bệnh khá nghiêm trọng trên cá giống lẫn giai đoạn nuôi thương phẩm. Chưa có thuốc để trị dứt điểm bệnh này. Do đó, phải theo dõi thường xuyên để phát hiện những bất thường của cá và có những biện pháp phòng trị phù hợp nhất để hạn chế thiệt hại cho vụ nuôi.

Ngày 23 - 03 - 2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Các loài giáp xác hạn chế sinh tổng hợp các acid béo HUFA, do đó bổ sung dầu cá trong thức ăn là cần thiết.

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102