Sau đây là tất tần tật về H2S và nhất là các biện pháp ngăn cản tác hại của H2S đối với tôm nuôi.
H2S là khí độc không màu, có mùi trứng thối rất hôi, thường tập trung ở đáy ao, loại khí độc này tạo ra do vi khuẩn tiêu thụ muối sunfat (ở đất phèn) và phân hủy hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Lớp bùn đáy ao, chất thải hữu cơ lắng tụ cũng là nguyên nhân sinh ra H2S ở lớp nền đáy. H2S khó phát hiện hơn so với khí NH3 và NO2.
Với những ao nuôi không xả nước mà xử lý rồi nuôi lại thì H2S rất dễ tích lũy. Ít hay nhiều tảo cũng phát triển ở đáy ao và đôi khi có hiện tượng sụp tảo, cộng với việc còn tồn đọng phần nào chất thải hữu cơ mặc dù đã có xử lý. Một trường hợp rất hay gặp nữa là ao quá sâu, oxy không khuếch tán đều khắp ao, tạo nên những khu vực yếm khí, đây là điều kiện cho H2S phát sinh. Ao đất cát hoặc đất xốp cũng dễ làm khí độc sinh ra.
Cũng còn trường hợp phổ biến là bị phèn (acid sunfat), làm nguồn vi khuẩn phát triển có nguồn dinh dưỡng để phân hủy hữu cơ, nên liên tục sinh ra H2S. Cùng với đó là kết hợp với môi trường có pH thấp và nhiều chất hữu cơ lơ lững sẽ dễ lắng tụ. Không ngoại lệ những ao nuôi có lót bạt đáy, khi bị rò rỉ, lớp chất hữu cơ sẽ thấm qua lớp bạt này rồi di chuyển vào những vị trí yếm khí để sản sinh H2S.
Phèn (FeS2) được tạo thành từ Fe và hàm lượng cao sunfat (HS-, S2-) dưới đáy ao. Do đó, khi hàm lượng Fe trong ao cao thì đồng nghĩa với việc phèn cao, cộng với pH thấp (ion H+ có nồng độ cao) và chất hữu cơ lơ lửng quá nhiều, yếm khí là điều kiện thuận lợi cho H2S phát sinh mạnh mẽ gây hại. Người ta cũng phát hiện H2S xuất hiện nhiều trong nước mặn hơn là ở nước ngọt.
Độc tính của H2S nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố là pH, nhiệt độ và nồng độ oxy hóa tan trong ao. Ở điều kiện pH và nhiệt độ thấp, hàm lượng DO thấp hơn 3mg/l sẽ khiến H2S trở nên nguy hiểm hơn, như một sát thủ ẩn mình từ từ làm hại tôm nuôi. Vì vậy kiểm soát 3 yếu tố trên được xem như chìa khóa để ngăn cản tác động của H2S.
Trước đây, nhiều người nuôi quan niệm H2S chỉ xuất hiện sau 45 ngày thả giống. Nhưng trên thực tế điều đó không hề đúng, vì chỉ sau 20 ngày thả giống, kiểm tra đã thấy sự xuất hiện của khí H2S. Nguyên nhân là do người nuôi chưa kiểm soát được lượng thức ăn trong thời gian đầu, thêm vào đáng kể lượng chất thải và tôm lột vỏ liên tục khiến cho H2S dễ dàng sinh ra và gây hại.
Đầu tiên phải kể đến việc H2S có mùi trứng thối gây mùi khó chịu, nước có màu đen và xuất hiện nhiều bọt khí. Kế đó, H2S có thể tiếp xúc với các kim loại nặng tạo hợp chất kết tủa lắng tụ ở lớp bùn làm ảnh hưởng đến tôm nuôi. Trong quá trình chuyển hóa nitơ của vi khuẩn nitrat hóa, nếu có mặt H2S, nhóm vi khuẩn này sẽ bị ức chế hoạt động. Và hơn nữa, H2S sẽ phóng thích phosphat làm tảo phát triển nhanh chóng, chỉ trong vòng 2-3 ngày, gây nhiều hệ lụy về sau.
Đối với tôm, H2S sẽ kìm hãm quá trình trao đổi chất của tế bào máu, ngăn cản tôm sử dụng oxy trong ao do quá trình tái oxy hóa của cytochrome a3 với phân tử oxy. H2S còn làm cấu trúc máu bị phá hủy, sau một thời gian sẽ kết hợp với đồng (Cu2+) trong máu làm mang và máu tôm bị đen, gây rối loạn các quá trình sinh lý của tôm nuôi. Tiếp xúc một thời gian ngắn với tôm, H2S sẽ làm tôm suy yếu thấy rõ, tôm bắt đầu chậm chạp, hấp thu thức ăn kém và đề kháng suy giảm nên dễ nhiễm bệnh. Sau đó một thời gian dài, các mô mang, ruột, gan tụy cũng bị tổn thương. Cuối cùng làm tôm chết hàng loạt.
Một số hiện tượng phổ biến tìm thấy trên tôm cũng có nguyên nhân từ H2S: Như không cứng vỏ được và dễ chết sau khi lột xác. Do đó là lúc tôm nhạy cảm, mà H2S phát triển qua mức cản trở tôm sử dụng oxy trong khi nhu cầu oxy thời điểm đó rất lớn. Tôm lại yếu ớt, còi cọc và tiêu thụ thức ăn kém nên không tập trung đủ khoáng chất để cứng vỏ. Bệnh phân trắng cũng bị ảnh hưởng gián tiếp từ H2S, khi độc tố H2S tăng cao, các mô mềm trong ruột sẽ phóng thích nhiều chất nhầy hơn, enzyme tiêu hóa bị ức chế, Vibrio spp có điều kiện lên men thối thức ăn không tiêu hóa được và tạo ra phân trắng.
Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp tuy quen nhưng vẫn rất hiệu quả để ngăn cản ảnh hưởng xấu của khí H2S bao gồm:
Giữ ổn định lượng oxy hòa tan trong ao, quạt gió thường xuyên. Có điều kiện nên lắp đặt hệ thống sục khí để giữ DO lúc nào cũng ở mức lớn hơn 3mg/l. Nên thay 30-50% nước trong ao khi thấy ô nhiễm quá mức, sau đó bổ sung men vi sinh Sivibac để cung cấp vi sinh vật có lợi cho sự phát triển của tôm.
Kiểm soát lượng hữu cơ, nhất là điều chỉnh lượng cho ăn hợp lý sẽ có thể giảm bớt phần nào gánh nặng cho đáy ao, nơi sản sinh ra khí H2S. Ở những khu vực đất bị phèn nên hạn chế nuôi, hoặc có biện pháp xử lý phèn triệt để mới thả giống. Đối với những ao có bạt đáy, sử dụng bộ đôi Sivibac+ kết hợp với Yucca digera, hiệu quả hơn trong việc sạch nhớt lâu ngày bám trên bạt và giảm cả mùi hôi trên lớp bùn đáy ao, bổ sung hệ vi sinh vật có lợi và cải thiện môi trường nước nuôi một cách lâu dài. Đáy ao sạch là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của tôm ở mọi giai đoạn.
Trong quá trình nuôi cần thường xuyên kiểm tra mẫu nước, xác định lượng vi khuẩn có mặt trong ao, loài nào chiếm ưu thế để có biện pháp khắc phục kịp thời. Định kỳ bón vôi để giữ ổn định pH và duy trì các điều kiện khác cho ao nuôi.
Khi trời mưa lớn hoặc tảo tàn nên giảm lượng thức ăn, chạy quạt, sục khí liên tục. Có điều kiện cần siphon đáy để gom chất thải về một chỗ, xử lý dễ dàng hơn. Bổ sung thêm các loại vi khuẩn có khả năng tiêu thụ H2S để giải quyết phần nào sự phát tán của loại khí độc này (Paracoccus spp.) Nuôi tôm thẻ ở những khu vực nước lợ, nước ngọt có thể dùng ZEOramin với tác dụng hấp thu khí độc ở mức độ cao, đồng thời còn giúp gia tăng khả năng hòa tan của khí oxy vào nước.
Các loài tôm hạn chế sử dụng acid amin tổng hợp