Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân mà ai cũng biết là chất thải hữu cơ dưới đáy ao. Do nhiều yếu tố tạo ra như thức ăn dư thừa, xác động thực chết, phân bón hữu cơ bị vi khuẩn phân hủy thành khí NH3. Kế tiếp phải kể đến việc thải ra NH3 trong quá trình tiêu hóa của tôm cá và sự biến dưỡng của các thủy sinh vật khác, mà nhất là sự thủy phân của các hợp chất protein.
Trong ao, ngoài amoniac thì còn có một dạng khác tương tự là ammonium (NH4+), nhưng không độc bằng NH3 nên ít được nhắc tới. Số liệu thường đo được là tổng nitơ gọi chung là TAN, tức là tổng nồng độ NH3 và nồng độ NH4+ trong ao. Khi TAN cao kết hợp với pH cao sẽ làm nồng độ NH3 tăng cao gây hại cho vật nuôi.
Độc tính của NH3 sẽ tăng khi pH tăng (do ion OH- cao). Mà pH tăng do rất nhiều yếu tố chi phối. Đó là sự phát triển của tảo hay đúng hơn là các quá trình quang hợp và hô hấp của tảo theo sự biến động theo ngày đêm. Cụ thể là vào ban ngày khi tảo quang hợp mạnh, độc tính của NH3 sẽ nhờ đó mà tăng cao (nhất là vào lúc 2h chiều) và gây hại cho tôm.
NH3 + H20 <-> NH4+ + OH-
Gián tiếp làm NH3 tăng còn có các yếu tố khác kích hoạt sự gia tăng của pH như độ kiềm, độ đệm giảm trong ao nuôi.Một số khảo sát khác cũng chứng minh NH3 tăng cao cũng do một số yếu tố khác như nhiệt độ thấp, DO thấp và ở độ mặn thấp thì NH3 dễ phát sinh hơn khi nuôi tôm ở độ mặn cao.
LC50 (nồng độ gây chết 50% động vật thí nghiệm) của NH3 đối với tôm thẻ chân trắng là 0,7 đến 3mg/l. Trong khi đó, nồng độ an toàn khi tiếp xúc lâu dài với tôm vào khoảng 0,05 đến 0,15mg/l.
Khi bài tiết, tôm sẽ thải NH3 ra ngoài, nhưng nếu NH3 ngoài môi trường có nồng độ cao hơn sẽ làm rối loạn cơ chế thẩm thấu của tôm, NH3 khuếch tán ngược vào trong máu gây độc làm pH máu tôm tăng và làm bất hoạt một số enzyme, ngăn cản quá trình đào thải CO2 trong máu, thay đổi thành phần máu. Qua đó làm rối loạn các quá trình sinh lý của cơ thể, ức chế sự vận chuyển oxy, ức chế thần kinh.
Hàm lượng NH3 cao sẽ gia tăng tính mẫn cảm của tôm đối với sự biến động không thuận lợi của các yếu tố khác trong môi trường như nhiệt độ, oxy. Gây ức chế sự tăng trưởng, giảm đáng kể khả năng kháng bệnh ở tôm.Amoniac sẽ cản trở quá trình hô hấp, nên tôm dễ bị hiện tượng đục thân, lờ đờ rồi chết dù trong ao có đủ lượng oxy. Tôm nhỏ thường nhạy cảm với amoniac hơn tôm lớn đặc biệt là ở các ao nuôi thâm canh với mật độ dày.Một số biểu hiện bên ngoài của tôm khi bị sốc với khí NH3 như là nổi đầu, nhảy khỏi mặt nước, giảm ăn, chậm lớn, lở loét da, làm tôm không phản ứng tốt với các mầm bệnh muốn tấn công gây bệnh.
Mọi vấn đề đều cần giải quyết từ gốc. Khí độc NH3 cũng vậy, chất thải hữu cơ đáy ao là nguyên nhân chủ yếu sinh ra. Do đó, biện pháp dễ thực hiện nhất là điều chỉnh lượng cho ăn hợp lý, không để quá dư thừa. Định kỳ sử dụng men vi sinh xử lý ao Sivibac, phân hủy chất hữu cơ do tảo tàn, xác động vật chết, các chất thải trong ao, cải thiện nguồn nước nuôi tôm. Đặc biệt khi ao nuôi xuất hiện mùi hôi và có nhiều nhớt nên sử dụng kết hợp bộ đôi Sivibac+ và Yucca digera sẽ cho hiệu quả vượt trội hơn.
Trong quá trình nuôi, quạt nước phải bật đúng thời gian cần thiết, đảm bảo đủ oxy cho lượng tôm nuôi; tiến hành bón vôi định kỳ để ổn định độ kiềm, pH và duy trì hợp lý sự phát triển của tảo. Trường hợp cấp cứu có thể sử dụng thêm ZEOramin để hấp thu nhanh chóng khí NH3, ngoài ra còn giúp tăng khả năng hòa tan khí oxy vào trong nước, trả lại môi trường sạch cho tôm phát triển.
Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu