Chống nóng cho tôm

Vụ nuôi tôm chính trong năm thường bắt đầu vào thời điểm mùa nắng nóng. Khi nhiệt độ tăng cao, tôm hoạt động mạnh hơn, ăn nhiều hơn bình thường, do đó chất thải cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, cần áp dụng một số biện pháp chống nóng cho tôm.
Chống nóng cho ao tôm

Vụ nuôi tôm chính trong năm thường bắt đầu vào thời điểm mùa nắng nóng. Do tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ của cơ thể tôm sẽ tự điều chỉnh theo nhiệt độ của môi trường sống. Khi nhiệt độ tăng cao, tôm hoạt động mạnh hơn, ăn nhiều hơn bình thường, do đó chất thải cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Một số hậu quả nặng có thể xảy ra như thiếu oxy, vi khuẩn phát triển mạnh, tôm chậm lớn thậm chí bị tấn công bởi các mầm bệnh nghiêm trọng nhất là hội chứng Hoại tử gan tụy cấp tính (EMS).

Sau đây là một lưu ý cần thiết để chống nóng cho tôm:

Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của tôm. Do các hoạt động sinh lý của cơ thể tôm đều nhờ vào sự hoạt động của các enzyme, mà enzyme hoạt động tốt hay không là nhờ vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ lên cao, các enzyme hoạt động mạnh, tôm sẽ hoạt động nhanh hơn, tiêu thụ nhiều thức ăn hơn. Nhưng hệ tiêu hóa thì chưa đủ linh hoạt để làm việc hiệu quả hơn. Do đó, tôm ăn nhiều mà dinh dưỡng hấp thu lại không được bao nhiêu, tôm thải ra môi trường nhiều chất thải hơn gây ra nhiều hệ lụy. Để nhiệt độ trong quá trình nuôi được ổn định, khu vực nuôi cần che chắn bằng lưới hay màng để bớt ánh nắng đi, tỷ lệ khoảng 50% -60% bề mặt ao để đảm nhiệt độ nước trong ao và nhiệt độ không khí không quá chênh lệch.

Vì biên độ dao động nhiệt ở mức cao khi mùa nắng nên mực nước ao nuôi cần phải đảm bảo cho đủ sâu, khoảng 1,2-1,5m nước để ổn định nhiệt độ hơn giữa ban ngày và ban đêm. Nếu mực nước xuống thấp, cần cấp nước vào ngay với 20-30% mỗi lần và phải qua ao lắng để xử lý trước khi cho vào ao.

Các yếu tố chất lượng nước cần được theo dõi thường xuyên, nhất là pH và oxy hòa tan, vì vậy phải tăng cường quạt nước cho tôm, trong trường hợp phát hiện tôm nổi đầu thì sử dụng ngay OC segen để cấp cứu kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc.

Khi các chất hữu cơ đáy ao tích lũy quá nhiều thì các vi khuẩn bất lợi sẽ phát triển một cách nhanh chóng trong ao nuôi, khí độc tăng cao, tôm rất dễ bị nhiễm bệnh nếu sức đề kháng của chúng yếu. Do đó định kỳ phải đánh men vi sinh Sivibac để phân hủy bớt chất thải hữu cơ đáy ao, không cho vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển, xử lý nước một cách vượt trội, sạch nhớt, giảm mùi hôi. Đặc biệt kết hợp Sivibac với Yucca digera là bộ đôi hấp thu cấp tốc trong trường hợp khí độc NH3 lên cao quá mức trong ao nuôi.

Sau một thời gian đánh vi sinh, nước nuôi cần được diệt khuẩn định kỳ. Tiếp theo là xử lý vấn đề tảo phát triển quá mức, nhất là tảo lam, tảo giáp với nguy cơ tiết độc tố cyanotocin gây hại, nếu tôm ăn phải sẽ không tiêu hóa được. Trước khi thả giống phải dùng BKC 80 để diệt tạp, khử trùng trong ao lắng trước khi cho nước vào ao nuôi.

Hội chứng phân trắng và hội chứng gan tụy cấp tính dễ xảy ra khi trời nắng nóng, do vi khuẩn vibrio tấn công gây bệnh. Do đó, tôm cần được tăng cường sức khỏe bằng các loại khoáng chất và vitamin tạt vào trong nước KemixC vitan, giúp tôm tăng cường việc trao đổi ion khoáng. Ngoài ra, trong quá trình cho ăn nên bổ sung thêm bổ gan Hepatopan, vitamin C complex, vi sinh hỗ trợ đường ruột Biobactil và tinh dầu tỏi Licin Garlic để tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy khả năng miễn dịch của tôm và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Ngày 06 - 04 - 2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Các loài giáp xác hạn chế sinh tổng hợp các acid béo HUFA, do đó bổ sung dầu cá trong thức ăn là cần thiết.

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102