Cách tăng tỷ lệ sống khi thả tôm giống

Mặc cho thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay, nhưng bà con nuôi tôm vẫn bắt đầu thả nuôi vụ chính trong năm. Vì tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ của tôm sẽ thay đổi theo nhiệt độ của môi trường. Nên khi nhiệt độ nước tăng cao hơn ngưỡng chịu đựng của tôm, tôm sẽ sốc, hoặc tệ hơn là chết hàng loạt khi trời quá nóng. Nhất là thời điểm tôm mới được thả xuống ao nuôi, do đó không ít ao nuôi mới thả vài ngày bà con đã thấy hiện tượng “rớt đáy”.
tôm ăn trong nhá

Sau đây là một số lưu ý trong quá trình thả giống và chăm sóc tôm ở những ngày đầu khi tôm mới được thả vào môi trường mới:

Thứ nhất là tạo điều kiện cho con giống thích nghi với nhiệt độ nước

  • Trước khi thả phải kiểm tra độ mặn trong ao và báo cho cơ sở sản xuất giống để điều chỉnh cho phù hợp.
  • Thả các túi nilon chứa tôm giống xuống ao trong khoảng 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ cho tôm ở trong và ngoài túi. Vị trí thả cách bờ ao 2-3m và thả ở nhiều góc ao khác nhau để phân tán đều lượng tôm.
  • Thả giống vào những ngày nhiệt độ không biến động quá nhiều, vào buổi sáng sớm và chiều mát.
  • Ở một số vùng người ta còn đổ tôm từ túi ra chậu, cho nước dần dần đi ra ngoài. Lúc đó những con tôm khỏe sẽ bơi ra ngoài, những con tôm yếu hoặc bị chết do vận chuyển sẽ đọng lại dưới đáy chậu và bị loại bỏ.
  • Đối với những hộ nuôi có điều kiện nên sử dụng ao ương hay vèo ương trước khi chuyển sang ao nuôi chính. Vèo thường có diện tích 200 - 300m2, có mái che và lót bạt nền đáy, có lắp sẵn hệ thống thổi khí đáy, mật độ thả từ 300 - 400 con/m2. Tôm PL trong quá trình ương phải được theo dõi sức khỏe thường xuyên và chất lượng nước cũng phải được đảm bảo. Đây là cách để hạn chế nhiều dịch bệnh nguy hiểm và tăng tỷ lệ sống cao hơn cho giai đoạn giống. Thời gian ương khoảng 20-25 ngày.

Thứ 2 là chăm sóc tôm trong những ngày đầu sau khi thả

  • Nên cho tôm ăn vào ngày tiếp theo sau khi thả vì lúc đó tôm đã thích nghi với môi trường nước và có thể bắt đầu tập cho tôm quen với thức ăn công nghiệp. Thức ăn cỡ nhỏ phải hòa vào nước rồi tạt khắp ao, cách bờ ao từ 2-4m, đặc biệt phải tắt quạt nước trước khi cho ăn. Giai đoạn này nên cho ăn từ 5-7 cử/ngày để tập cho tôm ăn mồi và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt dần lên.
  • Đến ngày thứ 10 bắt đầu làm sàng/nhá/vó để có thể kiểm soát được lượng thức ăn ở mỗi cử ăn, cũng cần theo dõi sức khỏe tôm hằng ngày vì những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đó chính là giảm hoặc bỏ ăn.
  • Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng cao nên lột xác nhiều lần và nhu cầu về khoáng chất rất lớn. Lúc này nên sử dụng khoáng vi lượng Ryolit tạt xuống ao để hỗ trợ quá trình lột xác và góp phần phòng bệnh cong thân, đục cơ khi trời nắng nóng.
  • Sau 7-10 ngày đầu khi lượng thức ăn tự nhiên trong ao đã dần cạn kiệt, nên cung cấp thêm vào trong ao chế phẩm sinh học Sivibac để cân bằng sinh học và phát triển thêm nguồn thức ăn tự nhiên trong ao để không bị gián đoạn.
  • Từ đây nên trộn thêm tinh dầu tỏi Licin Garlic để kháng khuẩn, hỗ trợ khả năng miễn dịch và tăng sức đề kháng cho tôm kéo dài trong suốt quá trình nuôi.

Bất kì vật nuôi nào khi còn nhỏ thì cũng phải chăm sóc thật kỹ. Huống chi tôm là loài rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường. Do đó, khi tôm mới thả thì càng cần phải coi sóc kỹ càng hơn nửa. Vì vậy, mùa tôm mới sắp đến, hy vọng những chú ý trên có thể giúp bà con nuôi tôm phần nào chăm sóc tốt đàn tôm mới được thả vào một môi trường hoàn toàn mới, để có được những vụ nuôi thành công.

Ngày 18 - 05 - 2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102