Khí Nitrit (NO2) là một loại khí độc được sinh ra trong quá trình phân hủy hữu cơ của một số loài vi khuẩn đặc trưng. Cụ thể thì quá trình đó gọi là nitrite hóa do nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter chuyển hóa amonium (NH4+) thành nitrit (NO2) và nitrat (NO3). Đây là nhóm vi khuẩn tự dưỡng cần dùng năng lượng thu được từ quá trình nitrit hóa và nitrat hóa này.
NO2 có thể nói là tạo ra do NH3, mà nguyên nhân sinh ra NH3 là do nhiều chất thải hữu cơ dưới đáy ao, thức ăn thừa, phân tôm, xác thủy sinh chết, sự biến dưỡng của tôm cá. Tôm thẻ chân trắng hầu như chỉ hấp thụ được 30% lượng đạm có trong thức ăn, phần còn lại sẽ tích lũy vào trong lớp bùn đáy ao, đến một thời gian dài sau, môi trường ô nhiễm trầm trọng, vi khuẩn chuyển hóa làm khí độc phát sinh.
NH3 rất dễ hòa tan vào trong nước thành NH4+, NH4+ kết hợp với phân tử oxy tạo thành dạng nitrit (NO2) độc hại. Tuy nhiên nếu trong ao có hàm lượng oxy hạn chế NH4+ có thể chuyển hóa trực tiếp thành NO2 và tích lũy một thời gian dài trong nước với hàm lượng ngày càng tăng cao và gây độc cho tôm.
Amoniac, Nitrit, Nitrat là bộ ba có thể chuyển hóa lẫn nhau nhờ một số loại vi khuẩn tự dưỡng như đã nói ở trên. Vì vậy mà sự phát triển của hệ vi khuẩn sẽ quyết định mức độ gây hại của NO2. Nhất là oxy, vì đây là các loại vi khuẩn hiếu khí, cần rất nhiều oxy để thực hiện oxy hóa khử các chất. Vi khuẩn cũng cần có độ kiềm hợp lý để thực hiện chuyển hóa.
Những ao nuôi cũ, lót bạt qua nhiều vụ nuôi, chất hữu cơ đáy ao nhiều cũng dễ sản sinh NO2 hơn những ao khác. Trong ao nuôi thâm canh với mật độ cao, người nuôi cho ăn quá nhiều. Nhất là khi trời mưa, NO2 sẽ gia tăng độ độc một cách đáng kể với nhiều nguyên nhân:
Đầu tiên phải kể đến vấn đề NO2 tăng cao sẽ kết hợp với haemocyanin làm mất khả năng vận chuyển oxy và ngăn cản quá trình tổng hợp haemocyanin trong máu khiến tôm bị ngạt, dễ chết khi bị sốc do môi trường và mẫn cảm hơn với các loại mầm bệnh.
NO2 làm quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu trong cơ thể tôm bị rối loạn, do cạnh tranh với ion Cl-, đây là quá trình sinh lý quan trọng của tôm giúp chúng thích nghi với sự thay đổi của môi trường, làm ngưng trệ quá trình lột xác của tôm, lột xác nhưng không cứng vỏ được, chậm lớn và tổn thương mang. NO2 cao cũng làm tôm nổi đầu, chết hàng loạt vào buổi sáng sớm và chiều tối khi hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp.
Một số hiện tượng ngộ độc khí NO2 như nổi đầu, tấp mé, giảm ăn, chết dần hằng ngày, độ độc cứ tăng cao đồng nghĩa với sức đề kháng, khả năng miễn dịch của tôm giảm dần, làm tôm dễ mắc các bệnh nguy hiểm khác như phân trắng, EMS, đốm trắng,...
Chú ý cho tôm ăn đầy đủ, không để quá dư thừa. Đồng thời kiểm soát chất thải hữu cơ đáy ao, xi phong định kỳ khi có điều kiện. Kết hợp với việc sử dụng men vi sinh Sivibac để xử lý sạch đáy ao, hiệu quả hơn đối với ao nhiều rong nhớt và có mùi hôi là bộ đôi Sivibac+ và Yucca digera. Khi đó, những vi khuẩn có lợi sẽ làm việc cật lực hơn để giảm lượng chất thải hữu cơ, thức ăn thừa, phân...trả lại cho tôm môi trường sống trong sạch hơn.
Cung cấp đầy đủ oxy cho sự phát triển của tôm, quạt nước đúng giờ, tránh làm xuất hiện các khu vực yếm khí, điều đó tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại phân hủy chất thải làm khí độc phát sinh. Bón vôi quanh ao định kỳ nhất là khi trời mưa để ổn định độ kiềm trong ao. Và nên duy trì sự phát triển của tảo, cắt tảo khi thấy có sự phát triển quá mức. Trong trường hợp độ độc của NO2 quá cao, cần sử dụng ZEOramin với tác dụng cấp cứu cho tôm, hấp thụ nhanh khí độc, hơn nữa còn giúp oxy không khí hòa tan nhanh hơn vào trong nước
Để hạn chế việc cảm nhiễm bệnh khi sức đề kháng tôm yếu do khí độc phát sinh quá mức, trong các cử ăn hằng ngày nên bổ sung men vi sinh BioBactil và acid hữu cơ Nutric để cải thiện hiệu quả làm việc của hệ tiêu hóa tôm, từ đó thúc đẩy tôm khỏe từ bên trong và hệ miễn dịch của tôm làm việc tốt hơn.
Hội chứng chết đen thân có liên quan đến hiện tượng thiếu vitamin C