Hệ thống lọc sinh học và vòng tuần hoàn nitơ trong ao tôm

Khí độc rất nguy hiểm đối với tôm nuôi. NH3, NO2 hay cả NO3 đều có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm, làm tôm stress và mọi hoạt động sinh lý của tôm đều bị ảnh hưởng. Các phản ứng trong chu trình nitơ hầu hết nhờ vào những quá trình sinh học của các vi khuẩn có lợi. Do đó, tìm hiểu rõ bản chất của các phản ứng này, hỗ trợ sự phát triển của hệ vi khuẩn này sẽ có thể hạn chế được sự gây hại của các khí độc phát sinh ở đáy ao.
chu trình nitơ trong ao nuôi tôm

Giải thích:

Nitrogen là một thành phần của protein, nguyên tố rất cần thiết cho quá trình phát triển của sinh vật. Các dạng nitrogen mà thực vật hấp thụ có rất ít trong thủy vực. Và quá trình chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác của các hợp chất nitrogen rất quan trọng, chuyển hóa các khí độc thành dạng ít độc hơn.

Ban đầu dưới lớp bùn đáy ao chứa nhiều chất thải từ thủy sinh vật, phân, xác động thực vật chết. Các chất hữu cơ này sẽ được vi khuẩn hiếu khí chuyển hóa thành amoniac (NH4+/NH3), khí gây độc cho máu, tôm cá trong ao nuôi. Sau đó, vi khuẩn Nitrosomonas sẽ chuyển hóa amoniac thành khí nitrit (NO2) thường làm đen mang tôm. Tiếp theo, vi khuẩn Nitrobacter lại chuyển nitrit thành nitrat (NO3), một dạng ít độc hơn. Và nguồn NO3 này sẽ được thực vật hấp thu, sử dụng như một chất dinh dưỡng cho các hoạt động sống của chúng hoặc nhờ vi khuẩn kỵ khí bẻ gãy liên kết chuyển hóa thành khí N2 , cứ như vậy trở thành một vòng tuần hoàn trong các hệ sinh thái thủy vực.

Lọc sinh học

Biết được chu trình nitơ trong ao nuôi. Từ đây, người ta thiết lập một quá trình lọc sinh học để giảm bớt lượng NH3 và NO2 gây độc. Nói nôm na thì quá trình này chủ yếu là các hoạt động kích thích và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho các vi sinh vật hiếu khí để chuyển hóa khí độc tốt hơn.

Người ta chuẩn bị các giá thể để vi khuẩn có nơi bám và phát triển, đó như là “nhà chung” của những vi khuẩn này. Giá thể phải có diện tích bề mặt đủ lớn để tập trung nhiều vi khuẩn bám vào. Khi nước chảy qua liên tục, sẽ hình thành một màng vi sinh vật. Một lưu ý nhỏ là bề mặt giá thể càng lồi lõm thì khả năng tạo màng vi sinh vật sẽ càng lớn. Những vi khuẩn này rất hiếu khí. Do đó, oxy được xem là nhân tố thiết yếu của quá trình lọc sinh học này. Lượng oxy phải đảm bảo cho cả vi khuẩn và cho cả tôm cá nuôi trong ao.

Nước dùng để lọc sinh học phải là nước sạch, không chứa chlorine, các chỉ tiêu chất lượng nước đều phù hợp với vật nuôi. Vi khuẩn phát triển tốt thì pH và độ kiềm là 2 yếu tố rất quan trọng không kém cạnh oxy trong cho quá trình sống của vi khuẩn. Nên duy trì pH luôn dao động ở khoảng 6.8-7.2 và tạo độ kiềm thích hợp nhất để vi khuẩn phát triển.

Quá trình lọc sinh học cần có thời gian khởi động trước khi bắt đầu cho vi khuẩn phát triển, để giảm bớt thời gian khởi động, thúc đẩy quá trình thích nghi lọc sinh học của vi khuẩn, cần bổ sung thêm lượng vi khuẩn ban đầu vào hệ thống. Định kỳ phải rửa lớp màng lọc (cho nước đi theo chiều ngược lại) để loại bỏ bớt lớp vi khuẩn, vì nếu để quá dày có thể tạo nên những khu vực kị khí, ngăn dòng nước chảy qua. Lọc sinh học cần ít nhất 6 tuần thì hệ thống mới có hiệu quả.

Tuy nhiên khi hệ thống lọc sinh học chưa phát huy tác dụng, khi đó lượng khí độc cao có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm. Do vậy phải cấp cứu kịp thời cho tôm bằng các sản phẩm có khả năng hấp thu khí độc cấp tốc. Bộ đôi Sivibac+ Yucca digera là giải pháp được nhiều người tin dùng với hiệu quả sạch nhớt cao, giảm mùi hôi, cấp cứu nhanh trường hợp tôm nổi đầu và giảm sốc vào buổi trưa. Sivibac+ cũng góp phần phân hủy nhanh lượng hữu cơ đáy ao, bổ sung hệ vi sinh vật có lợi để cải thiện nguồn nước.

Ngày 04 - 05 - 2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước biển, không cần bổ sung calci vào thức ăn.

bởi Davis, 1996
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102