Cách xử lý đáy ao ít tốn kém mà hiệu quả nhất

Bùn và các chất hữu cơ trong đáy ao tôm có thể là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề đối với tôm nuôi. Đây sẽ là những cách xử lý hiệu quả nhất.
Cách xử lý đáy ao

Tỷ lệ bùn càng cao khi càng về cuối vụ. Ảnh: Anbinh Biochemistry

Các ao tôm thường tích tụ nhiều chất hữu cơ từ thức ăn, các chất bổ sung cho tôm, xác tôm và các thực vật phù du. Tất cả những chất này sẽ lắng xuống đáy ao dưới dạng bùn, tỷ lệ bùn càng cao khi càng về cuối vụ. Bùn không được xử lý tốt sẽ gây ra nhiều rắc rối, làm tăng nồng độ khí độc nhất là amoniac, giảm lượng oxy hòa tan (DO) và gây suy giảm nhanh chóng chất lượng nước. Quản lý tốt đáy ao là một chìa khóa quyết định sự thành công của vụ nuôi, ổn định chất lượng nước và đảm bảo cho tôm có một sức khỏe tối ưu.

Dưới đây là những cách để xử lý đáy ao hiệu quả và ít tốn kém nhất:

1. Sử dụng bạt đáy ao phù hợp

Lót bạt đáy ao

Bạt đáy ao đảm bảo an toàn sinh học cho các ao nuôi. Ảnh: Aquaculture

Ao đáy đất sẽ có sự tương tác trực tiếp giữa nước và đất, nên có thể gây ra các phản ứng yếm khí, gây độc cho tôm. Nên lớp bạt đáy ao là một cơ sở hạ tầng vững chắc để đảm bảo an toàn sinh học một cách mạnh mẽ cho các ao nuôi. Sử dụng bạt nhựa, HDPE, hay cao cấp hơn là một lớp bê tông sẽ ngăn ngừa những vấn đề này và giúp quản lý chất lượng nước và đáy ao dễ dàng hơn. Mặc dù lót nhựa và HDPE có hiệu quả, nhưng bê tông là lựa chọn tốt nhất để quản lý đáy ao.

2. Xem xét lại thiết kế ao

Có nhiều thiết kế ao nuôi khác nhau, hình chữ nhật, hình vuông hay hình tròn. Hình dạng của ao có tác động đáng kể đến dòng nước và sự tích tụ bùn đáy. Mỗi hình dạng đều có những ưu và nhược điểm, nhưng ao hình tròn và vuông được khuyến khích hơn vì chúng cho phép nước lưu thông tốt hơn. Điều này làm cho việc loại bỏ bùn dễ dàng hơn. Một điều nên xem xét khác trong thiết kế ao là làm sao để siphon đáy dễ dàng nhất. Tốt nhất là nên đặt ngay trung tâm ao, nhờ trọng lực và lực ly tâm do các thiết bị sục khí tạo ra, sẽ đẩy và tập trung chất rắn ngay vị trí trung tâm. Bùn sẽ được thu gom và loại bỏ thủ công bằng cách bơm ra ngoài hoặc thải ra đường ống được lắp sẵn.

3. Bố trí các thiết bị quạt nước trong ao một cách chính xác nhất

Sục khí, quạt nước là những công cụ quan trọng, không chỉ để cung cấp oxy mà còn giúp đẩy bùn về phía cống. Có hai lưu ý chính trong việc sử dụng quạt nước: số lượng cần thiết cho mỗi ao và cách chúng được bố trí. Mỗi ao cần một số lượng quạt nước nhất định để đảm bảo vừa cung cấp oxy và vừa thu gom bùn đáy, nhưng điều này sẽ tùy thuộc vào kích thước ao và mật độ thả. Theo nguyên tắc chung, nên đặt tổng cộng 6 HP của hệ thống quạt trong một ao 1000m2 với mật độ thả 100 con/ m2.

Quạt nước trong ao tôm

Sắp xếp quạt theo đường chéo để dòng nước được phân bố, giảm thiểu các góc chết. Ảnh: Aquaculture

Đối với việc bố trí các thiết bị sục khí, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả các bên và các góc của ao đều được sục khí. Có hai kiểu thiết kế chính là song song và chéo. Trong 2 kiểu này, việc sắp xếp song song không được khuyến khích vì nó để lại nhiều góc chết hoặc khó làm mái che. Với cách sắp xếp theo đường chéo, dòng nước được phân bố trên diện rộng hơn, giảm thiểu đáng kể các góc chết. Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy, so với sắp xếp song song, sắp xếp theo đường chéo hiệu quả hơn trong việc đẩy bùn về khu vực trung tâm và tạo ra lượng oxy cao hơn.

4. Đánh giá ao định kỳ

Phải đo lường được chất lượng của bùn đáy ao thì mới dễ dàng ngăn ngừa được tác động tiêu cực của nó. Điều này có thể được thực hiện bằng cách lấy mẫu và đo lượng bùn theo bốn thông số sau: chỉ số oxy hóa, pH, hàm lượng Hydro sunfua (H2S) và tổng hàm lượng nitơ hòa tan (NH3, NH4+). Việc lấy mẫu phải được thực hiện thường xuyên, ít nhất hai lần mỗi chu kỳ nuôi, vào giữa quá trình nuôi khi bùn bắt đầu hình thành và khi kết thúc vụ nuôi đó để đánh giá. Việc đo lường cũng nên được thực hiện nếu có hiện tượng tôm chết, chất lượng nước thấp hoặc tôm tăng trưởng chậm.

Đo nước thường xuyên

Lấy mẫu đo thường xuyên. Ảnh: Aquaculture

5. Hút bùn theo cách thủ công (siphon)

Siphon luôn là cách tốt để duy trì chất lượng đáy ao tối ưu. Không có tần suất cố định cho việc làm sạch này vì nó phải phụ thuộc vào điều kiện đáy ao. Tuy nhiên, nên làm điều đó một lần một ngày hoặc tối thiểu hai lần một tuần. Có thể tiến hành hút vào mỗi buổi sáng trước cữ ăn đầu trong ngày để loại bỏ thức ăn thừa, phân, xác hoặc tôm chết có thể xuất hiện.

siphon

Cần siphon đáy thường xuyên tối thiểu 2 lần/tuần. Ảnh: Anbinh Biochemistry

6. Cân nhắc khi sử dụng hóa chất và men vi sinh

Các hóa chất và chế phẩm sinh học có thể được sử dụng để quản lý các tác động có hại của chất thải hữu cơ đối với đáy ao. Sử dụng các sản phẩm này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy và tăng nồng độ oxy ở đáy ao.

Thuốc tím (KMnO4) là một lựa chọn tuyệt vời vì nó cho phép phân hủy bùn nhanh chóng. Mức độ xử lý của thuốc tím thay đổi tùy thuộc vào chất lượng nước trong ao, quan trọng nhất là hàm lượng chất hữu cơ. Nên sử dụng 2 ppm KMnO4. Oxy già (H2O2) cũng như một chất oxy hóa cho phép phân hủy hữu cơ, đồng thời giải phóng oxy phân tử. Đối với 1 mL H2O2 6%, oxy hòa tan được cung cấp là khoảng 3 mg / L. Điều quan trọng cần lưu ý là mức an toàn của H2O2.

Chế phẩm sinh học được biết đến với rất nhiều lợi ích trong nuôi tôm. Sử dụng chế phẩm sinh học có thể cải thiện chất lượng bùn đáy ao bằng cách thực hiện quá trình nitrat hóa, quá trình này chuyển đổi amoniac thành nitrit và nitrat. Điều này làm giảm đáng kể mức độ độc hại trong bùn. SivibacSivibac Plus (chuyên dùng cho ao bạt), men vi sinh xử lý đáy ao, hấp thu khí độc nhanh chóng cho môi trường ổn định lâu dài.

Sivibac+

Sivibac Plus, xử lý đáy ao hiệu quả. Ảnh: Anbinh Biochemistry

7. Xem xét độ dày của bùn

Sau khi chu kỳ nuôi kết thúc, ao được thoát nước, sẽ có một số khu vực nhất định cần được làm sạch bùn. Dựa vào đó, có thể phân biệt độ dày của bùn ở từng vị trí trong ao. Từ đó có thể triển khai cơ sở hạ tầng tốt hơn để quản lý những vị trí đó trong các chu kỳ nuôi tiếp theo.

Điều quan trọng là quản lý đáy ao sẽ liên quan nhiều đến việc quản lý chất lượng nước. Vì chất thải hữu cơ do các ao nuôi tôm tạo ra có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho môi trường, nên khía cạnh khắc phục cũng cần được quan tâm. Tham khảo thêm cách xử lý nước thải tại Cách quản lý nước thải từ ao nuôi tôm.

References: Alune (2021). Seven tips to improve pond bottom quality in shrimp farms. The fish site, articles, 5 July 2021.

Ngày 20 - 07 - 2021
Lược dịch bởi phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Hội chứng chết đen thân có liên quan đến hiện tượng thiếu vitamin C

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102