Độ mặn: độ mặn trong cơ sở mua tôm giống và ngoài ao nuôi phải tương đương nhau, tùy theo vị trí thả nuôi.
Nhiệt độ: Trước khi thả tôm giống phải thả các túi đựng tôm giống trước, tức là thả túi nilon đựng tôm chưa mở miệng xuống ao từ 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ nước trong túi nilon và ngoài ao. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát khi nhiệt độ không biến động.
pH: Điều chỉnh ở mức 7.5 – 7.8, biến động sáng và chiều không quá 0.5 độ.
Oxy: Cung cấp đủ oxy trước khi thả tôm vào ao, sục khí và quạt nước liên tục.
Và theo dõi một số chỉ số khác trong ao: độ kiềm, độ đục, lượng chất hữu cơ trong ao...
Vị trí thả: cách bờ ao 2-3m, ở nhiều vị trí để tôm phân tán đều, tốt nhất là gần quạt, tránh lội xuống thả để làm đục nước ao.
Vitamin C: trước và sau khi thả đều cần tạt C (C vitan) để chống sốc cho tôm
Tập ăn thức ăn công nghiệp: thức ăn cỡ nhỏ phải hòa vào nước rồi tạt khắp ao, cách bờ ao từ 2-4m, đặc biệt phải tắt quạt nước trước khi cho ăn. Giai đoạn này nên cho ăn từ 5-7 cử/ngày để tập cho tôm ăn mồi và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt dần lên.
Tăng sức đề kháng: bổ sung thêm khoáng vi lượng Ryolit để tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
Bất kì vật nuôi nào khi còn nhỏ thì cũng phải chăm sóc thật kỹ. Huống chi tôm là loài rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường. Do đó, khi tôm mới thả thì càng cần phải coi sóc kỹ càng hơn nửa. Vì vậy, mùa tôm mới sắp đến, hy vọng những chú ý trên có thể giúp bà con nuôi tôm phần nào chăm sóc tốt đàn tôm mới được thả vào một môi trường hoàn toàn mới, để có được những vụ nuôi thành công.
Động vật thủy sản thải trực tiếp NH3 vào trong nước.