Đẩy lùi chứng “viêm da” lở loét trên lươn

Bài viết sau đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về chứng “viêm da” lở loét ở lươn và các biện pháp phòng trị hiệu quả.
lươn bị lở loét

Lở loét trên da là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến nghề nuôi lươn, không chỉ gây ra tổn thất về mặt kinh tế mà còn làm giảm đáng kể chất lượng và số lượng lươn nuôi. Hiểu biết chi tiết về triệu chứng này sẽ giúp người nuôi có những biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm da trên lươn thường do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là vi khuẩn Aeromonas hydrophila, một loại vi khuẩn cơ hội phổ biến trong môi trường nước ngọt, chúng có khả năng gây bệnh cao khi điều kiện nuôi không đảm bảo, như nước ô nhiễm, mật độ nuôi dày đặc, hoặc khi lươn đang bị stress. 

Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể lươn qua các vết thương nhỏ trên da, mang, hoặc qua đường tiêu hóa, gây nên tình trạng viêm nhiễm và tạo vết loét sâu nơi đó. Nhất là các vết thương tích của lươn trong quá trình bắt, chuyển giống, hoặc do va chạm với nhau và với các vật cứng trong bể nuôi. Các vết thương này trở thành “cổng” dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên tình trạng viêm da lở loét.


Triệu chứng

Vết loét và viêm đỏ: dễ nhận biết nhất là các vết loét trên da, thường kèm theo việc viêm đỏ xung quanh vùng bị tổn thương. Vết loét có thể lan rộng và sâu nếu không được điều trị.

Sưng tấy và tiết dịch: ở giai đoạn nặng hơn, vùng da bị ảnh hưởng có thể sưng tấy và tiết dịch nhầy.

Bơi lờ đờ hoặc mất thăng bằng: lươn bị viêm da thường có biểu hiện bất thường về hành vi bơi do cảm giác khó chịu và đau nhức.

Ăn yếu hoặc bỏ ăn: lươn bị bệnh thường ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn do cảm thấy không thoải mái và suy nhược.

Trong các trường hợp nặng, vết loét có thể lan rộng và sâu, gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ thể lươn.


Điều trị và phòng ngừa

Việc điều trị bệnh viêm da trên lươn cần được tiến hành kịp thời và một cách cẩn trọng để tránh làm lan rộng bệnh. Các biện pháp phòng và điều trị thường bao gồm:

(i)Tăng cường sức đề kháng cho Lươn: cải thiện chất lượng nước và chế độ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, giúp lươn chống chọi với bệnh tật. 

(ii) Quản lý chất lượng nước: đảm bảo nước trong ao nuôi sạch sẽ, có đủ oxy và không chứa các chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. 

(iii) Phòng tránh thương tích: tránh làm tổn thương lươn trong quá trình bắt, vận chuyển, hoặc thay nước, vì vết thương sẽ là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

Giải pháp phòng trị đặc biệt

Glutaraldehyde có trong Gluta S. Đây là một chất hữu cơ không màu, có mùi cay nồng, một chất diệt khuẩn phổ rộng với khả năng giết chết tế bào rất nhanh. Hoạt chất này được xem là rất thân thiện với môi trường. Do nó có khả năng tự hủy sinh học nhanh tới 95% (đặc biệt là trong môi trường nước ngọt <5mg/l) nên không gây ra tích lũy sinh học trong cơ thể lươn khi sử dụng. Do khả năng hòa tan trong nước ngọt tốt nên rất hiệu quả khi sử dụng cho lươn. 


Sử dụng liều 20ml/m3 nước khi phòng bệnh và 60-100ml/m3 nước khi điều trị sẽ giúp lươn vượt qua được nỗi sợ “viêm da” lở loét. Với hoạt chất là glutaraldehyde, sản phẩm Gluta S đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các mô hình nuôi lươn tại đồng bằng sông Cửu Long, diệt khuẩn khử trùng, phòng trị bệnh trước và trong khi thả nuôi. Hơn nữa,  Gluta S cũng cải thiện chất lượng nước, giảm bớt rong tảo trong ao nuôi và làm sạch khuẩn, dụng cụ, thiết bị nuôi.

Việc phòng ngừa bệnh viêm da qua việc quản lý môi trường nuôi và tăng cường sức đề kháng cho lươn là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn viêm da lở loét lan rộng. Cần thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng nước và giảm stress cho lươn như tăng cường oxy hòa tan, kiểm soát mật độ nuôi, và đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi.

Ngày 23 - 05 - 2024
Phòng Kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Động vật thủy sản thải trực tiếp NH3 vào trong nước.

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102