Việc nuôi tôm ao bạt đã trở nên phổ biến ở các khu vực nuôi tôm thâm canh hiện nay. Ngoài những lợi ích cơ bản của ao lót bạt như cải thiện hiệu quả sản xuất của tôm nuôi, tăng tốc độ sục khí và mật độ thả, thì tôm nuôi ở đây còn nhiều ưu điểm khác. Cộng thêm việc vệ sinh ao có lót bạt cũng có nhiều yêu cầu nhất định cần người nuôi nắm rõ.
Đáy ao là nơi tôm “cư trú” nhiều nhất vì chỉ khi có thức ăn thì tôm mới ngoi lên mặt nước. Các thành phần của đáy ao và sự tác động qua lại của chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của tôm.
Trong ao nuôi tôm, nhất là đối với tôm thẻ chân trắng. H2S được xem như “sát thủ thầm lặng” với cả tôm và môi trường nuôi. Tôm sẽ chết dần do ảnh hưởng của H2S, những con may mắn hơn còn sống sẽ trở nên còi cọc, chậm lớn, sức đề kháng kém, nhưng nặng nhất là ngăn cản việc tôm sử dụng oxy. Do đó, H2S ngày càng trở nên nguy hiểm khôn lường. Tuy nhiên cách giải quyết thì không phải không có.
Công nghệ nuôi tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thức phẩm (hay còn gọi là nuôi tôm sạch) là sản xuất ra nguyên liệu tôm thương phẩm đảm bảo các chỉ tiêu hóa học không vượt quá giới hạn cho phép khi sử dụng làm thực phẩm cho người.