Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một vài chú ý về hiểm họa mà những vật dụng tưởng như bình thường này có thể gây ra cho tôm cá.
Vó/nhá là dụng cụ thường sử dụng nhất trong nuôi tôm. Người ta dùng vó để kiểm soát lượng thức ăn, biết được mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm nuôi. Từ đó, tăng giảm lượng thức ăn cho phù hợp với mật độ nuôi;
Vợt được sử dụng với nhiều kích thước khác nhau, khi cần thiết sẽ dùng để vớt xác tảo, bọt nước hay thậm chí là xác tôm cá nổi trên bề mặt khi vật nuôi chết;
Một số khu vực nuôi cũng thường xuyên dùng lưới kéo tôm cá theo cách thu tỉa hay thu toàn bộ;
Chài tôm thường xảy ra khi tôm gần đạt kích thước thương phẩm có thể bán đi, ngoài ra chài cũng dùng thu hoạch tôm cá ở một vài khu nuôi.
Những địa điểm và mô hình nuôi khác nhau sẽ sử dụng thêm một số dụng cụ khác nhau. Nhưng điều giống nhau là những dụng cụ này đa số được làm bằng lưới.
Trong một hệ thống nuôi tôm cá có nhiều ao/hồ, việc sử dụng chung các dụng cụ, ngư cụ là thường xuyên xảy ra. Điều này đang tạo cơ hội cho việc lan truyền mầm bệnh, khi một ao nuôi bị bệnh, vi khuẩn trong ao rất nhiều và thường bám trên lưới của các dụng cụ, từ ao này qua ao kia sẽ mang theo chúng, rồi lây nhiễm và phát triển trong môi trường nước. Sau đó là sự xâm nhập gây bệnh của vi khuẩn từ môi trường nước vào cơ thể vật nuôi.
Trước khi bắt đầu một vụ nuôi, các dụng cụ như vó, chài đều được vệ sinh. Tuy nhiên việc này lại rất sơ sài, do đó rất có thể tồn lưu lại mầm bệnh còn bám lại. Có trường hợp còn không hề được chùi rửa mà các dụng cụ này được sử dụng liên tục cho nhiều vụ nuôi dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, càng về những vụ nuôi sau thì càng nặng hơn, càng dễ dẫn đến việc phát sinh nhiều mầm bệnh. Việc bảo quản dụng cụ cũng còn rất sơ sài, trước khi được bảo quản thì hầu như các dụng cụ này đều không được vệ sinh sạch sẽ, do đó nhiều mầm bệnh có thể bám và lây lan sau khi được sử dụng lại.
Sự lây nhiễm của các vi khuẩn bám trên dụng cụ từ ao này sang ao khác sẽ có nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các ao trong khu vực nuôi. Từ đó, làm dịch bệnh phát sinh trên diện rộng, lan nhanh trong toàn bộ khu vực. Mức độ lây truyền của vi khuẩn là rất lớn khi sử dụng chung dụng cụ như thế, nhất là ở những ao nuôi gần sát bên nhau.
Ở mức độ nhẹ hơn, tôm cá nuôi sẽ không bị lây lan dịch bệnh nhưng các dụng cụ này khi được sử dụng sẽ làm vật nuôi suy giảm sức khỏe và bị stress, do sự tác động quá đột ngột, tôm cá rất dễ bỏ ăn, trở nên yếu ớt và mất dần năng lượng. Do đó, thời gian nào trong giai đoạn nuôi là thích hợp để sử dụng những dụng cụ này thì cần phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Trước và sau vụ nuôi đều phải vệ sinh các dụng cụ, hơn nửa là phải định kỳ xử lý bằng Gluta S với gốc Glutaraldehyde diệt khuẩn mạnh hoặc Iodine Violet bằng cách pha loãng rồi phun đều bề mặt hay ngâm trong một thời gian nhất định rồi xả lại với nước.
Bảo quản thật kỹ lưỡng, nên vệ sinh rồi đặt tại một vị trí nhất định, không phơi nắng quá lâu. Vệ sinh thường xuyên cũng như trước khi bắt đầu vụ mới và lúc sử dụng xong khi hết vụ. Trong quá trình nuôi cũng nên thường xuyên kiểm tra các dụng cụ như quạt, vó, lưới để có những xử lý phù hợp khi có bất thường xảy ra.
Hội chứng chết đen thân có liên quan đến hiện tượng thiếu vitamin C