Chu kỳ quang ảnh hưởng rất nhiều đến màu sắc tôm
Hầu hết các sinh vật đã phát triển một đồng hồ sinh học bên trong để điều khiển nhịp sinh học trong quá trình trao đổi chất, sinh lý và hành vi của chúng. Đồng hồ sinh học sử dụng chu kỳ sáng - tối 24 giờ làm tín hiệu môi trường để thiết lập hệ thống thời gian sinh học bên trong, đồng bộ hóa một số chức năng sinh học.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tác động của chu kỳ sáng - tối đối với các loài thủy sinh rất đa dạng: một số loài có sở thích với môi trường tối trong khi những loài khác lại có trạng thái sinh lý được cải thiện dưới cường độ ánh sáng cao. Nhưng cho đến nay, các bằng chứng về sự điều hòa của quá trình sinh lý theo các chu kỳ sáng - tối khác nhau vẫn còn hạn chế. Ở tôm, gan tụy là cơ quan quan trọng và là nơi chính để tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Gan tụy và ruột có thể là mục tiêu tiềm năng để nghiên cứu cơ chế phản ứng của tôm đối với các chu kỳ sáng - tối khác nhau.
Astaxanthin là sắc tố chính tạo ra màu sắc ở tôm
Sự thay đổi màu sắc cơ thể ở động vật giáp xác đã nhận được nhiều sự quan tâm do liên quan đến nhiều yếu tố sinh lý và sinh thái. Các loài giáp xác có khả năng thay đổi màu sắc theo chu kỳ quang, điều này có thể bảo vệ chúng và giúp chúng ngụy trang trước những kẻ thù dưới nước.
Một phát hiện thú vị là màu của tôm thẻ trở nên sẫm hơn trong điều kiện tối, quy định màu sắc tôm này có thể liên quan đến sự biểu hiện của một số gen đối với sắc tố. Astaxanthin, một sắc tố carotenoid [sắc tố hữu cơ màu vàng, cam và đỏ được tạo ra bởi thực vật, tảo, một số vi khuẩn và nấm] được tìm thấy trong tự nhiên, dường như là sắc tố chính tạo ra màu sắc ở động vật giáp xác, chiếm khoảng 65 đến 98% của tất cả carotenoid được tìm thấy trong các loài tôm. Sự ổn định của sắc tố astaxanthin có hoạt tính cao là kết quả của sự tương tác với các dạng sắc tố lớp vỏ.
Tôm thẻ bị nhiễm nhiều loại Vibrio spp., tiêu thụ ít thức ăn hơn và màu sắc cơ thể của chúng có xu hướng tối hơn. Phân tích hệ vi sinh vật đường ruột của tôm cho thấy số lượng tương đối của Vibrio tăng lên trong bóng tối. Do đó, việc cho tôm ở trong tối đã làm giảm sự biểu hiện gen của lớp vỏ và số lượng Vibrio trong ruột tăng lên, dẫn đến màu cơ thể tôm thay đổi. Ở trong tối liên tục còn có thể ảnh hưởng đến việc điều hòa hormone trong gan tụy của tôm. Tuy nhiên, cơ chế phân tử liên quan vẫn chưa rõ ràng.
Tôm nhiễm nhiều loại Vibrio thường có màu sẫm
Viêc trong trong bóng tối thường xuyên sẽ ngăn chặn đáng kể các gen liên quan đến miễn dịch trong gan tụy, từ đó làm suy giảm chức năng miễn dịch trong gan tụy của tôm thẻ. Hệ vi sinh vật đường ruột điều chỉnh các quá trình sinh lý của vật chủ và đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sức khỏe của vật chủ. Tôm ở trong bóng tối quá lâu đã thúc đẩy sự gia tăng của vi khuẩn gây bệnh như Vibrio spp.
Bóng tối liên tục dẫn đến màu sắc tôm mờ hơn, thay đổi chuyển hóa ở gan tụy và cân bằng nội môi hệ vi sinh vật đường ruột ở tôm thẻ. Các gen liên quan đến việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất dinh dưỡng, hình thành màu sắc cơ thể, nhịp điệu ban ngày, chức năng miễn dịch, mức độ hormone và các chức năng khác đều giảm nếu tôm ở trong bóng tối liên tục tám tuần. Phân tích sâu hơn về hệ vi sinh vật đường ruột cho thấy những thay đổi do điều trị tối gây ra trong sự phong phú của vi khuẩn đường ruột và nhịp sinh học làm tăng tính nhạy cảm với các mầm bệnh khác nhau và giảm chuyển hóa dinh dưỡng. Mong rằng những kết quả trên có thể giúp cải thiện việc sản xuất tôm bằng cách điều chỉnh chu kỳ sáng - tối ở tôm trong hệ thống nuôi.
Động vật thủy sản thải trực tiếp NH3 vào trong nước.