Cách sử dụng thảo dược tối ưu nhất trong nuôi tôm

Sử dụng thảo dược dạng chiết xuất vẫn có hiệu quả cao với tôm và tiết kiệm được nhiều thời gian cho một cữ ăn của tôm.
sử dụng thảo dược trong nuôi tôm

Sử dụng thảo dược như thế nào trong nuôi tôm? Ảnh: Anbinh Biochemistry

Sử dụng thuốc thủy sản an toàn đang là xu hướng lựa chọn của nhiều hộ nuôi tôm hiện nay. Do tình lạm kháng thuốc kháng sinh ngày càng trở nên trầm trọng. Nên việc sử dụng những chất thay thế kháng sinh được xem là một phương pháp hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm tác động môi trường, vừa mang lại nhiều tác động tích cực cho tôm nuôi. Một trong số đó phải kể đến là Thảo dược.

Nên sử dụng thảo dược cho tôm như thế nào?

Vì thảo dược đã được sử dụng cho con người từ rất xa xưa, nên khi được dùng cho tôm thì đây là chất thay thế kháng sinh rất an toàn, đã được kiểm chứng. Hơn nữa thảo dược lại dễ tìm, giá rẻ (nếu phải mua). Do đó, ngay từ những ngày tôm sú, tôm thẻ vừa mới được nuôi rộng rãi thì thảo dược đã được sử dụng như một loại thần dược trị bệnh. Từ đó đến nay, người nuôi vẫn còn sử dụng theo cách tự nhiên, thường là đập dập, nấu lấy nước, rồi trộn chung với thức ăn. Một nhược điểm dễ thấy của việc sử dụng thảo dược dạng này là mất quá nhiều thời gian để sơ chế thảo dược cho một cử cho ăn. Bên cạnh đó, không phải tất cả những chất có trong thảo được đều phù hợp với tôm, có trường hợp sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng quá nhiều. Thành ra cũng chưa chắc chắn về độ an toàn.

Thảo dược chữa bệnh cho tôm

Độ an toàn khi dùng cách thủ công để sơ chế thảo dược không chắc chắn. Ảnh: Aquaculture

Bởi vậy, hiện nay người ta ưa chuộng nhiều hơn các sản phẩm chiết xuất thảo dược. Vì tính an toàn của chất thay thế kháng sinh này vẫn rất cao. Hơn nữa, nhà sản xuất chỉ lấy những chất chiết xuất có lợi, với hàm lượng cao, bỏ đi những chất có thể gây phản ứng phụ cho tôm. Thêm một ưu điểm lớn là tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong một cữ ăn cho tôm. Về hiệu quả của những sản phẩm thảo dược này thì ít nhiều cũng đã được chứng minh trong thực tế.

Một số loại chiết xuất thảo dược trong nuôi tôm

Tỏi

Tỏi không chỉ là một gia vị trong bữa ăn hằng ngày mà còn là một loại thuốc thủy sản an toàn, chất allicin trong tỏi là một chất kháng khuẩn mạnh và giúp tôm tăng cường miễn dịch. Licin garlic có chiết xuất từ tỏi với mùi nồng, có thể được sử dụng liên tục mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm. Thay vì sử dụng bột tỏi thì tinh dầu tỏi sẽ có hiệu quả hơn, giúp tôm phòng bệnh tốt hơn. Licin garlic nên được sử dụng vào cữ ăn cuối trong ngày, với liều 2-4ml/kg thức ăn, nên nâng liều cao hơn khi thời tiết có biến động.

Cây chó đẻ (diệp hạ châu)

Thảo dược bổ gan cho tôm

Tinh chất Diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi trong nuôi tôm. Ảnh: Anbinh Biochemistry

Diệp hạ châu hay còn gọi là cây Chó đẻ là một loại thảo dược tự nhiên chứa nhiều chất kháng viêm, chống ung thư và đặc biệt là hỗ trợ gan như flavonoids, phenolic, các acid hữu cơ… Chiết xuất cao từ diệp hạ châu cùng với inositol, sorbitol và một số vitamin cần thiết được tích hợp trong Hepatopan. Với vai trò chính là cải thiện và tăng cường khả năng bài thải độc chất từ thức ăn, tảo và một một số hóa chất xử lý. Đồng thời còn hỗ trợ hệ miễn dịch của tôm, thúc đẩy các quá trình kiểm soát tác động của mầm bệnh một cách mạnh mẽ. Đào thải nhanh chóng lượng kháng sinh tồn lưu. Sản phẩm này nên cho ăn vào cữ trưa với liều 4ml/kg thức ăn sẽ cho hiệu quả cao nhất.

Ngày 05 - 10 - 2021
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Gan không có dây thần kinh, nên gan bị tổn thương gần như tôm không bị ảnh hưởng đến hoạt động cho đến khi gan hoàn toàn bị hư hại.

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102