Hạn chế mức thấp nhất rủi ro làm sản phẩm tôm nuôi bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người tiêu dùng.
Công nghệ nuôi sạch được áp dụng chủ yếu theo tiêu chuaanrh ngành đã ban hành: 28 TCN 171: 2001 quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú và 28 TCN 190: 2004 cơ sở nuôi tôm - điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong nuôi trồng thủy sản chúng ta cần quan tâm đến hai mối nguy chính là sinh học và hóa học, các mối nguy này tác động và ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm như sau:
- Môi trường nuôi: nguồn nước, chất đáy, các sinh vật trong ao: có thể tồn tại các dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh, kim loại nặng...
- Các yếu tố hữu sinh: tác nhân gây bệnh (virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng), tảo độc, độc tố sinh học khác.
- Hóa chất, thuốc, phân bón sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, gây màu, xủa lý môi trường và phòng trị bênh.
- Thức ăn: bảo quản bằng kháng sinh hoặc trộn thêm kháng sinh để phòng bện cho động vật nuôi, các chất kích thích sinh trưởng hoặc thứ ăn để quá hạn sẽ nhiễm nấm độc.
- Con giống: trong quá trình ương ấp dùng nhiều các hóa dượ và kháng sinh phòng trị bệnh.
Tác giả: Bùi Quang Tề. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
Tải về:
Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước biển, không cần bổ sung calci vào thức ăn.