Bất cứ loài động vật nào cũng vậy, không riêng gì Cá, quá trình tiêu hóa phải diễn ra thì mới hấp thu được các chất dinh dưỡng trong thức ăn được. Từ đó cá mới phát triển và có năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của chúng. Do vậy, tiêu hóa là hoạt động rất quan trọng đối với cá nuôi. Vậy hệ tiêu hóa của các bao gồm những thành phần nào và hoạt động như thế nào khi cá vừa mới bắt mồi?
Quá trình hấp thu và sử dụng năng lượng từ thức ăn rất quan trọng đối với cá. Nên đường ruột có khỏe mạnh thì cá mới tiêu hóa và có sức khỏe tốt được. Sau đây là một vài chú ý về cấu tạo và chức năng của đường ruột cá để chúng ta biết cách cải thiện kịp thời nếu có bất thường xảy ra.
Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản từ lâu là nguồn sinh kế cho nhiều hộ dân ở các nước khu vực ven biển. Nhờ vào quá trình phát triển từ lâu đời, nên chỉ riêng trong quá trình nuôi thì cũng đã có rất nhiều dụng cụ, vật liệu được sử dụng. Và đó chính là nguồn lây truyền mầm bệnh, cũng như gây stress cho nhiều loài vật nuôi dưới nước nếu được sử dụng và bảo quản không đúng cách.
Thời điểm giao mùa là lúc mà cá vô cùng nhạy cảm với những thay đổi dù là nhỏ nhất từ môi trường. Các chỉ tiêu chất lượng nước thay đổi đột ngột sẽ dễ làm cá stress, yếu và bị các mầm bệnh cơ hội tồn tại sẵn trong ao tấn công gây bệnh. Do đó, vào thời gian này bà con cần chăm sóc cá và theo dõi thường xuyên các chỉ tiêu chất lượng nước để giúp cá vượt qua “giai đoạn bão tố” này trong cuộc đời của chúng.
Cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi, cá rô phi, cá diêu hồng... là những loài được nuôi ghép phổ biến và mang lại lợi nhuận rất lớn cho người nuôi. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loài cá khác, cá nuôi ghép rất dễ bị nhiễm những bệnh do vi khuẩn hay nấm. Và một trong những bệnh gây hại lớn cho cá mà khả năng mắc phải rất cao là bệnh nấm gây hại trên mang cá.
Những năm gần đây, phong trào nuôi cá cảnh trở nên rất phổ biến, không chỉ dừng lại ở việc trang trí, nhu cầu phong thủy mà nhiều người đã bắt đầu có sự đam mê, yêu thích thật sự vào đó. Tuy nhiên, không phải cứ nuôi, cho ăn, thay nước là những chú cá cảnh chúng ta nuôi lúc nào cũng khỏe mạnh. Do đó, việc hiểu rõ các kỹ thuật, phương pháp chọn giống, thiết kế hồ hay chăm sóc là rất cần thiết để bồi dưỡng, bảo vệ cho thú cưng của mình một cách hoàn hảo nhất.
Thời tiết là vấn đề rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Những thay đổi dù rất nhỏ của thời tiết cũng có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vụ nuôi. Cho dù “nắng mưa là chuyện của trời”, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể chuẩn bị trước các phương pháp ứng phó. Nhất là khi nuôi cá trong thời tiết lạnh, một số lưu ý sau đây sẽ giúp vụ nuôi của bà con an toàn hơn trong mùa lạnh.