Kim loại nặng là một trong những yếu tố rất nguy hiểm đối với các ao nuôi thủy sản. Những kim loại này thường gây hại rất bất ngờ khi cấp nguồn nước mới hay vừa sử dụng hóa chất.
Cu và Zn là hai đại diện cho các kim loại cần thiết cho sự sống nhưng lại có khả năng “trở mặt” rất cao khi hàm lượng tăng lên trong nước. Hàm lượng ngoài tự nhiên của đồng và kẽm không lớn. Tuy nhiên nếu nguồn nước cấp có lẫn nước thải công nghiệp hay lượng phân bón và các hóa chất diệt khuẩn, thì lượng đồng và kẽm này có thể gây chết hàng loạt cho thủy sản. Với nồng độ 0.002mg/L thì kim loại đồng sẽ gây chết 50% cá thí nghiệm, đồng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của tảo, làm tôm thẻ chân trắng chuyển sang màu đỏ hơn so với tôm nuôi trong nước sạch. 0,4mg/l kẽm trong kẽm sunfat có thể gây tử vong cho cá trong 7 ngày tiếp xúc liên tục. Hàm lượng Mn cao bất thường gây đột biến với các động vật có thân nhiệt ổn định. Và nếu không được giải quyết kịp thời thì việc tử vong của tôm cá có thể lên tới 100%.
Phèn được tạo thành từ Sắt và hàm lượng cao sunfat (HS-, S2-) dưới đáy ao. Do đó, khi hàm lượng Fe cao sẽ đồng nghĩa với việc phèn cao, cộng với điều kiện pH thấp (ion H+ có nồng độ cao) và chất hữu cơ lơ lửng quá nhiều, ở khu vực yếm khí là cơ hội thuận lợi cho khí H2S phát sinh mạnh mẽ. Cũng giống như Cu và Zn, Fe cũng là nguyên tố rất quan trọng cho sự phát triển của các động vật sống. Nhưng với nồng độ quá cao, cùng với sự kết hợp của pH và một số chất khác như CO2, O2, chúng sẽ oxy hóa hay khử sắt và làm cho cho sắt có có thể tồn tại ở dạng tan hay kết tủa. Ở dạng kết tủa, Fe cũng phát tán độc tính, ảnh hưởng đến một số hoạt động sinh lý trong cơ thể thủy sản, thêm nữa cũng làm cho nước ao nuôi có màu vàng và có mùi tanh rất khó chịu.
Chì là một kim loại nặng gây áp lực rất cao với môi trường nước, vì chúng không thể phân hủy được. Hàm lượng kim loại nặng cao nhất đo được trong tôm thẻ chân chính là chì. Tuy nhiên bình thường nồng độ của chì trong nước rất thấp, không đủ khả năng gây hại. Với nồng độ chì >0,18mg/L các động vật sẽ bị ngộ độc, có khả năng gây đột biến trong gen và di truyền cho đời sau. Gan tụy sẽ là cơ quan đích của các kim loại nặng, nhiễm chì sẽ gây cản trở các phản ứng trao đổi chất, gây chết rụng tế bào, có thể gây chết và tê liệt hệ thần kinh và giảm sự đối kháng của tôm cá với các yếu tố ngoại sinh như tia cực tím, sốc nhiệt.
Hg rất độc với cơ thể sống, là kim loại có độc tính cao nhất, tác động mạnh lên mô tôm cá khi có hàm lượng cao. Nhiễm độc thủy ngân có thể từ các nguồn thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, nước thải công nghiệp...Thủy ngân là kim loại không bị loại bỏ trong quá trình chế biến, tồn tại 10-100 năm trong lớp bùn đáy ao, gây rối loạn tính chất huyết học của thủy sản, thay đổi các quá trình trao đổi chất, ức chế sự chuyển giai đoạn của giáp xác, giảm hô hấp, làm tôm cá ngừng bơi sau 10h tiếp xúc, giảm khả năng sinh sản và giảm tỷ lệ sống của chúng. Với hàm lượng 0,008mg/L, thời gian tiếp xúc lớn hơn 96h, thủy ngân sẽ gây hại đến mô thần kinh và làm hoại tử nhanh các mô tế bào trong cơ thể.
Trước khi cấp nước vào ao phải làm sạch nguồn nước thật kỹ, lắp đặt hệ thống nước ra vào hợp lý. Nếu nuôi ở khu vực gần các nhà máy công nghiệp phải hết sức cẩn thận nguồn nước thải từ đó. Với những ao được phát hiện là nhiễm sắt, người ta thường bón vôi với hàm lượng 200-400kg/ha. Trước khi cấp nước vào ao cũng nên dùng Fuji EDTA để hấp thu hết lượng kim loại nặng, hạ phèn, làm mềm nước. Fuji EDTA sẽ tạo phức hợp với các kim loại này và trả chúng về giá trị ổn định.
Trong quá trình nuôi, nếu phát hiện hàm lượng kim loại nặng trong nước vượt quá mức cho phép có thể sử dụng ZEOramin để hấp thu. ZEOramin an toàn với tôm cá, ngoài chức năng hấp thu kim loại nặng, còn hấp thu được các khí độc và giúp tăng lượng oxy hòa tan cho tôm cá vì chúng có cấu trúc túi rỗng có thể chứa không khí. Điều quan trọng là phải kiểm tra thường xuyên chất lượng nước để phát hiện những bất thường xảy ra và xử lý kịp thời để tránh những hậu quả không mong muốn.
Các loài tôm hạn chế sử dụng acid amin tổng hợp