Cá có thể ăn rất nhiều loại thức ăn, bao gồm cả cây cỏ và các động vật nhỏ. Cá ăn bằng miệng sau đó thức ăn bị tách một phần tại thực quản. Vào đến dạ dày, thức ăn bị phân tách thêm nữa nhờ hệ enzyme. Qua một vài cơ quan xử lý như gan, tụy, … thức ăn tới ruột, lúc này quá trình hấp thu dinh dưỡng xảy ra. Thành ruột sẽ hoạt động mạnh mẽ, cùng với một lượng lớn protein tiết ra nhằm hỗ trợ công cuộc hấp thu, chất thải sẽ được lọc và đưa ra ngoài môi trường.
Cũng giống như đa số loài khác, lớp lót biểu mô ruột cá cung cấp một hàng rào bảo vệ các mô bên trong, đồng thời tiết ra các chất nhầy và các hợp chất kháng khuẩn bảo vệ ruột. Nơi đây cũng cho phép các chất dinh dưỡng đã lọc từ thức ăn được hấp thu. Bên trong là lớp biểu mô ruột bao gồm rất nhiều nhung mao (lông ruột), nhô ra ngoài xoang ruột, làm tăng diện tiếp bề mặt, hiệu quả hơn cho sự hấp thu. Các tế bào ruột là phong phú nhất, được bao phủ bởi nhiều vi lông ruột. Vai trò của các tế bào này là tiết ra nhiều protein kháng lại mầm bệnh xâm nhập. Tất cả các tế bào này đều có một mối liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một hàng rào vật lý, ngăn cản sự xâm nhập không kiểm soát của các vật lạ. Khi mối liên kết này bị phá vỡ thì sự thấm chọn lọc của ruột bị ngưng trệ, nói cách khác là chất nào ruột cũng có thể hấp thu mà không biết là tốt hay xấu, tạo nên một sự rối loạn trong hệ tiêu hóa.
Hệ vi sinh vật đường ruột cá rất đa dạng bao gồm vi khuẩn, nấm, virus… nhưng vi khuẩn vẫn phong phú và chiếm ưu thế nhất. Cộng đồng này được hình thành từ các hoạt động sống của cá, bắt mồi, giai đoạn sống, môi trường sống, vị trí địa lý, sức chịu đựng, sự di truyền và cả những hóa chất được sử dụng trong quá trình nuôi. Mối quan hệ thân thiết được duy trì giữa hệ vi sinh vật này với lớp niêm mạc trong ruột cá, đây như là một cơ quan riêng biệt của cá, chúng tồn tại để giúp nhau cùng phát triển, cùng sản xuất vitamin, tổng hợp acid amin và sản xuất ra các chất chuyển hóa khác. Và dĩ nhiên những chất này rất có lợi cho sức khỏe cá.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột. Di truyền là một trong số đó, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào môi trường sống và và thức ăn mà cá sử dụng. Cá có thể đưa vi sinh vật vào cơ thể qua thức ăn và nước. Các chất được bổ sung trong quá trình nuôi cũng ảnh hưởng rất lớn nhất là kháng sinh, làm giảm đi tính phong phú và sự phức tạp trong cấu trúc của hệ vi sinh vật. Vì vậy làm cho sức đề kháng của cá giảm và dễ bị cảm nhiễm với mầm bệnh hơn. Dần dần cơ chế kháng kháng sinh của vi khuẩn có hại sẽ được hình thành.
pH của đường ruột cũng rất ảnh hưởng đến sự tồn tại của hệ vi sinh vật. Nhất là khi pH xuống thấp, thì đa số vi khuẩn có hại đều bị tiêu diệt. Chất lượng của thức ăn cũng tác động rất nhiều đến thành phần hệ vi sinh vật này . Những vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh với những vi khuẩn có hại về hấp thu dinh dưỡng và chỗ bám trên nhu động ruột. Như vậy nếu bổ sung thêm probiotic vào đường ruột thì mật độ vi khuẩn có lợi sẽ phong phú hơn, cạnh tranh mạnh mẽ và “chiến thắng” các vi khuẩn có hại gây bệnh cho cá.
Vì hoạt động của đường ruột bị ảnh hưởng bởi môi trường sống và thức ăn được cá hấp thu vào đường tiêu hóa. Nên nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh tổng hợp thì cá nuôi sẽ cải thiện được sức khỏe. Từ việc xử lý môi trường ao, giữ ổn định các chỉ số chất lượng nước, đến việc chọn thức ăn đảm bảo, không ẩm mốc.
Để cá có sức khỏe tốt thì trong quá trình cho ăn cần bổ sung thêm men tiêu hóa Bio Bactil cung cấp dòng probiotic, cải thiện hoạt động đường ruột cá, thức đẩy sự tiêu hóa và quá trình miễn dịch cho cá.
Ngoài ra, vitamin và khoáng chất là những chất thiết yếu không thể thiếu đối với cá. Do vậy bổ sung thêm khoáng tiêu hóa MCP diges, cung cấp một sức khỏe tuyệt vời cho cá hoạt động nhanh nhẹn và sử dụng năng lượng hấp thu được một cách hiệu quả hơn.
Tôm không tổng hợp được Vitamin C nên hoàn toàn lệ thuộc vào thức ăn.