Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản quan trọng nhất là ở các nước ven biển Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay với việc mật độ nuôi ngày càng cao, chất lượng nước ngày càng suy giảm, các thông số môi trường đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của tôm. Khí độc NH3, thiếu oxy và độ mặn thấp sẽ gây stress, tổn thương gan tụy và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thẩm thấu của tôm.
Nhưng thực ra độ pH mới là yếu tố môi trường khiến tôm nhạy cảm nhất. Giá trị pH trong ao tôm thường dao động trong khoảng 6,6 đến 10,2, do sự biến đổi của các quá trình quang hợp và hô hấp. Tôm thẻ chân trắng lại là loài rộng muối, nên chức năng sinh lý của chúng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi độ pH. Khi pH ao tôm thay đổi liên tục trong một thời gian dài, sẽ gây ra không ít thương tổn cho tôm về hiệu suất tăng trưởng và sức khỏe, cụ thể làm tôm dễ stress, giảm thiểu các phản ứng miễn dịch, phá hủy một số mô và hệ vi sinh vật đường ruột.
Ruột tôm là một cơ quan quan trọng để tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và đáp ứng các hoạt động miễn dịch. Trong ruột, cấu trúc và chức năng của hệ vi sinh vật sẽ liên quan mật thiết đến sức khỏe tôm nuôi. Có thể thấy khi các thông số môi trường thay đổi, nhất là độ pH, sẽ cản trở chức năng hàng rào bảo vệ của ruột, suy giảm các phản ứng miễn dịch và tăng xác suất lây nhiễm mầm bệnh cho tôm, ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ mầm bệnh và khả năng phục hồi thương tổn. Dưới áp lực môi trường, sự tích tụ dư thừa của ROS (sản phẩm chuyển hóa tự nhiên của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong liên lạc tế bào và cân bằng nội môi) sẽ làm mất sự cân bằng môi trường và làm tổn thương tế bào của tôm.
Ngoài ra, khi pH trong ao tôm không ổn định trong một thời gian dài, mặc dù hoạt động của enzyme chống oxy hóa được tôm tăng cường sản xuất để duy trì sự cân bằng. Tuy nhiên, do ROS được sản xuất quá nhiều trong thời gian dài nên chức năng tế bào của tôm bị suy yếu và không còn đủ sức kháng lại sự thay đổi độ pH nữa. Cộng thêm các thành phần của hệ miễn dịch bị hư hỏng, không được sửa chữa kịp thời, nên tôm bị nhiễm nhiều mầm bệnh là điều không thể tránh khỏi.
Khi pH ao tôm tăng cao liên tục, chức năng của gan tụy và ruột tôm sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Sự tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của ruột bị hạn chế. Do đó, tôm không thể có đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng và chống stress. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn, làm mỏng niêm mạc ruột, làm biểu mô ruột bị tổn thương. Tình trạng này nếu tiếp diễn trong thời gian dài, các quá trình sinh tổng hợp chất kháng khuẩn và tỷ lệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể tôm sẽ bị giảm thấp, tác động trực tiếp đến màng tế bào. Đặc biệt là giảm thiểu quá trình chuyển hóa Selen cho tôm, một trong những chất chống oxy hóa hoạt động rất mạnh. Dưới áp lực của độ pH cao kéo dài, tôm không thể phát triển bình thường được nữa.
Sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột sẽ bị suy giảm nghiêm trọng nếu pH ao tôm thấp, chức năng của hàng rào bảo vệ đường ruột cũng sẽ bị suy yếu. Sự cân bằng của hệ vi sinh vật bị phá vỡ và khả năng sàng lọc vi khuẩn trong môi trường nước giảm sâu. Sau đó, các chủng vi khuẩn vibrio spp, photobacterium... sẽ tăng lên và bắt đầu gây hại cho tôm. Ruột không thể thực hiện chức năng bình thường khi tôm bị căng thẳng về pH.
Tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách bình thường là điều kiện tiên quyết cho sức khỏe tôm. Mà pH trong ao tôm thấp trong thời gian dài còn tác động tiêu cực đến quá trình hấp thu protein và carbohydrate. Điều này được giải thích là do tôm phải tập trung chống stress bằng cách tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên có lẽ tôm đã phải “làm việc” quá sức, không đủ năng lượng để phản kháng lại nên mới làm sự hấp thu dinh dưỡng bị rối loạn. Quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào vì vậy mà cũng không được suôn sẻ.
Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu