Sau đây là tổng hợp các mô hình nuôi ếch đang được áp dụng hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
Thị trường càng được mở rộng, thì tiền vốn đầu tư cho việc nuôi ếch càng nhiều hơn. Người nuôi cũng chú trọng việc chăm sóc quản lí hơn. Có 4 mô hình được áp dụng chủ yếu hiện nay là nuôi bể xi măng hay lót bạt, nuôi trong ao đất, nuôi trong giai, lồng bè hay nuôi trong quầng, đăng.
Diện tích bể trung bình từ 6-25m2, nếu quá lớn sẽ rất khó chăm sóc và quản lý, cao khoảng 1,2 – 1,5m để ếch không nhảy ra ngoài được. Phía dưới đáy lót bằng gạch bông hoặc trải bạc tránh trường hợp ếch bị trầy da. Đáy bể nên xây hơi nghiêng để có thể dễ dàng thay nước, tháo nước. Mực nước trong bể nuôi chỉ để ngập một nửa thân ếch.
Trong bể nên bỏ vào những vật nổi để cho ếch có chỗ nghỉ và ăn. Khi nuôi cũng làm bè trôi, làm chỗ đựng thức ăn, có thể làm bằng vật liệu tự nhiên như tre, dừa,… thả nổi trên mặt nước hay làm giống giường bật có chân cao hơn mức nước trong bể. Trên giường phủ tấm nylon làm nơi trú của ếch.
Ngoài ra phần trên của bể không nên làm mái, nên che lại bằng lưới nylon để chắn bớt ánh sáng chiếu xuống nền bể và để nước trong bể không quá nóng buổi trưa hay buổi chiều.
Diện tích ao từ 30-300m2, có thể xây tường gạch, phên tre hoặc dựng lưới xung quanh ao từ 1 – 1,2m tránh làm ếch nhảy ra ngoài. Lắp đặt hệ thống dẫn nước, thoát nước hợp lí, mực nước dao động từ 20 – 30cm.
Ðáy ao hoặc bể nuôi ếch dốc về phía cuối, có đường dẫn nước ra vào, có đăng hoặc lưới chắn. Ao nuôi phải đảm bảo không nhiễm phèn hoặc mức độ nhiễm phèn thấp. Nên thả lục bình hay rau muống làm nơi cư trú cho ếch. Diện tích giá thể 50% diện tích ao nuôi. Trồng cây xung quanh bờ ao để tạo bóng mát cho ếch.
Sát trùng ao nuôi trước khi thả giống, hạn chế dịch bệnh lây lan trong khu vực bằng Iodine Violet với 1 lít/3000m3 nước. Trong quá trình nuôi, để diệt khuẩn nước và sát trùng dùng với 1lít/5000m3 nước. Ngoài ra cần khử trùng luôn các dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi bằng cách pha 1ml sản phẩm với 2 lít nước, phun đều bề mặt hoặc ngâm dụng cụ.
Giai có kích thước 6 - 50m2. Chiều cao 1 - 1,2m. Giai làm bằng tre, những thanh gỗ, lưới mùng hoặc lưới nylon. Giai có nắp đậy để tránh ếch nhảy ra và bị chim, rắn ăn. Treo giai trong ao sao cho đáy giai ngập trong nước khoảng 20-30cm. Bổ sung thêm giá thể để ếch nghỉ ngơi, tắm nắng và ăn mồi (tấm nylon đục lỗ, miếng xốp, bè tre, lục bình…).
Quầng đăng có kích thước lớn hơn giai khoảng 100-500m2 làm bằng lưới nylon hay đăng tre, bao quanh một phần diện tích trong ao, bên dưới không có đáy như giai. Cũng thả lục bình, bè tre,…cho ếch trú ngụ.
Lồng lưới nuôi ếch được thiết kế như chiếc mùng quay ngược có nắp đậy. Kích thước dài khoảng 4m, rộng khoảng 3m, chiều sâu khoảng 1,2m. Lưới nuôi ếch dùng loại có kích thước mắt lưới khoảng 0,5-1cm là tốt nhất. Lồng nuôi đặt cách mặt nước khoảng 40-50cm, dùng thêm các miếng xốp đặt dưới đáy lưới lồng, đây là nơi tắm nắng, nghỉ ngơi của ếch.
Có nhiều giống ếch được nuôi ở Việt Nam như: ếch đồng, ếch xanh, ếch gai... Dù nuôi giống nào thì trước hết cũng phải chọn những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, không bị dị hình, dị dạng như duỗi chân, kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, sắc nét.
Chọn ếch giống gần vị trí nuôi sẽ tốt nhất. Thời gian vận chuyển giống dưới 12 tiếng giúp con giống đảm bảo chất lượng và không bị hao hụt. Cỡ giống từ 100-200 con/kg với mật độ sau:
Nuôi ếch trong bể xi măng: 150 - 200 con/m2.
Nuôi ếch trong các ao đất: 60 - 80 con/m2.
Nuôi ếch trong giai, lồng bè: 150 - 200 con/m2.
Thả giống khi trời mát, cho ếch tắm muối 3%, khoảng 1-2 phút , thuần nhiệt bằng cách thả túi chứa ếch xuống ao 15-20 phút trước khi thả. Nên thả ở đầu gió.
Cho ăn thức ăn công nghiệp hạt nổi, kích cỡ phù hợp với cỡ ếch hoặc có thể tận dụng nguồn thức ăn khác như cá tạp băm nhỏ, cám nấu chín… những ngày đầu nên cho ếch ăn thức ăn tự nhiên, đến ngày thứ tư mới bắt đầu tập từ từ cho ếch ăn thức ăn công nghiệp.
Cho ăn tùy theo sức ăn và kích cỡ của ếch. Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày. Thường xuyên bổ sung vitamin C và men tiêu hóa Bio Bactil để ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, kích thích miễn dịch và giúp ếch tăng trưởng mạnh hơn (2-3ml/kg thức ăn).
Ngoài ra, trong quá trình nuôi cần bổ sung tinh dầu tỏi Lincin garlic để kiểm soát lượng vi khuẩn trong cơ thể ếch, phòng trị hiệu quả bệnh đường ruột khi sử dụng liên tục (2ml/kg thức ăn).
Kiểm soát các yếu tố thủy lý hóa hợp lý, nhất là pH từ 6-9; NH3 không vượt quá 0,02mg/l. NH3 quá cao nên sử dụng ZEOramin để hấp thu khí độc, ổn định môi trường.
Để tránh việc ăn lẫn nhau, nuôi từ 7-10 ngày phải lựa nuôi riêng những con vượt đàn. Định kỳ 2 tuần cân ếch để có cơ sở điều chỉnh chế độ cho ăn và chăm sóc. Mỗi ngày tắm cho ếch 2 lần, kiểm soát nước sạch thường xuyên tạo môi trường thuận lợi cho ếch phát triển.
Độ sâu nước trong ao nuôi cần đảm bảo từ 0.2-0.5m. Quá thấp sẽ tăng nhiệt độ hồ nuôi, quá cao ếch sẽ chết ngộp do không lên cạn được.
Theo dõi, kiểm tra thường xuyên hoạt động của ếch để kịp xử lý khi có bất thường xảy ra. Ếch là loại động vật sống lưỡng cư, chúng thay da hàng ngày nên dễ làm cho nước trong bể nhanh bị bẩn. Vì vậy nên thay nước thường xuyên, 2 ngày/ lần trước khi ăn.
Ếch nên thu hoạch khi trời mát hay mới tắm cho ếch xong tránh sốc nhiệt. Ngừng cho ăn một ngày trước thu hoạch.
Ếch thịt vận chuyển dụng cụ lớn hơn, thiết kế nhiều tầng, không chồng đè lên nhau, thoáng và giữ được độ ẩm bão hoà.
Dụng cụ thu ếch phải trơn, nhẵn, bắt nhẹ nhàng, tránh xây xát.
Dù nuôi với mô hình nào, loại ếch nào thì cũng cần chú ý làm sạch môi trường và cho ăn một cách hợp lí về số lượng và chất lượng để mô hình nuôi đạt hiệu quả và thu được lợi nhuận cao hơn.
Động vật thủy sản thải trực tiếp NH3 vào trong nước.