Cách điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm

Trong nuôi tôm thành bại phụ thuộc rất lớn vào cách cho tôm và điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý.
Sàn ăn nuôi tôm

Tôm thiếu ăn: tôm sẽ chậm lớn, phân đàn,... đặc biệt tôm thẻ chân trắng sẽ ăn mùn bã, đất sẽ làm cho tôm dễ bị các bệnh đường ruột.

Thừa thức ăn: tảo sẽ phát triển rất nhanh, môi trường nước xấu nhanh tạo điều kiện cho mầm bênh phát triển và dễ sinh ra các loại khí độc.

Dưới đây là các yếu tố và cách điều để chỉnh lượng thức ăn tôm:

1. Sức khỏe tôm:

- Nếu tôm ăn hết: tăng 5% cho lần ăn kế tiếp.

- Nếu tôm ăn không hết: giảm 10% cho lần ăn kế tiếp.

- Nếu tôm lột xác:
      * Nếu lột xác đồng loạt: giảm 50% sau 2 ngày sau đó tăng dần lên 5% các lần ăn tiếp.
      * Nếu lột xác không đồng loạt: giảm 20% thức ăn sau 1 ngày và tăng dần lên 5% cho lần ăn kế tiếp.

- Tôm bệnh gan tụy hoặc phân trắng ngưng cho ăn hoàn toàn hoặc 20-30% trong quá trình điều trị cho đến khi tôm khỏe.

2. Thời tiết:

- Khi nhiệt độ thấp dưới 20oC giảm 30-50% lượng thức ăn.

- Khi nhiệt độ cao lớn hơn 32oC giảm 10-15% lượng thức ăn.

- Mưa hoặc dự đoán trời sẽ mưa giảm 30%-50% lượng thức ăn.

3. Yếu tố môi trường nước

- Khi tảo chết đột ngột: giảm 30-50% lượng thức ăn.

- Khi xử lý hoá chất (diệt chuẩn) giảm 30-50% lượng thức ăn.

Để môi trường nước ổn định có thể nuôi tôm lên cở lớn thì người nuôi phải hết sức cẩn thận theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý nhất suốt vụ nuôi.

Ngày 06 - 05 - 2015
KS. Nguyễn Văn Việt
Bạn có biết?

Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102