Quy trình kỹ thuật ương cá tra giống

Nghề nuôi cá tra giống phát triển ngay sau khi sau việc xuất khẩu cá tra thành công lớn. Trước đó cá tra được vớt từ tự nhiên để ươm nuôi nhưng khi nhu cầu sản lượng lớn thì việc sản xuất và ương giống cá tra đi liền với sự phát triển của cả ngành cá tra.
cá tra giống

Dưới đây là quy trình cơ bản ương nuôi giống cá tra giúp bạn có kiến thức trước khi đến với cá tra.

1. Chuẩn bị ao ương

Nguồn nước đảm bảo có đủ trữ để thay nước trường hợp cần hoặc có thể để nước mở với bên ngoài sông. Điều kiện nước đảm bảo pH, kim loại nặng, phèn… để giảm được chi phí xử lý đầu vào.

Diện tích ao ương cần tối thiểu 200m2, độ sâu từ 1-1,5m. Độ cao ao nên thiết kế phù hợp thủy triều để giảm chi phí bơm xả nước. Nếu có điều kiện nên có cống cấp và xả riêng biệt.

Nên có ao lắng, ao xử lý nước thải, hố chôn cá chết.

2. Cải tạo ao

Vệ sinh ao

- Tát cạn ao, bắt hết cá tạp và địch hại
- Sên vét bùn đáy ao còn lại khoảng 10 – 15 cm bùn non, tu sửa bờ ao, lấp các lỗ moi,…
- Dọn sạch cỏ cây quanh bờ để ao thông thoáng
- Dùng dây thuốc cá để diệt tạp và bón vôi để diệt giáp xác, lượng vôi bón 7 – 10 kg/100m2
- Phơi đáy ao 1 – 3 ngày.

ao cá tra đang vét bùn

Lấy nước vào ao

- Nếu có ao lắng thì cho nước vào ao lắng và diệt khuẩn trước khi đưa vào ao ương. Nếu không thì khi lấy nước ao đủ nên diệt khuẩn nước.
- Lấy nước vào ao qua túi lọc cẩn thận phòng địch hại. Nếu sau vài ngày phát hiện địch hại nên tiến hành diệt tạp lần 2 trước khi thả giống.
- Tiến hành bón vôi đảm bảo pH ổn định. Hoặc có thể bón phân urea kết hợp với phân lân, mỗi loại 0,5kg/100m2 dể gây màu nước.
- Sau 2 ngày dùng Holotos liều 2kg/1000m2 để gây thức ăn tự nhiên.

3. Chọn và thả cá bột

- Chọn cá bột khỏe mạnh bằng cảm quan: bơi nhanh nhẹn, màu sắc sáng, không bị dị hình… Ngoài ra cần tìm hiểu thêm nguồn gốc giống bố mẹ để đảm bảo nguồn giống tốt không bị thoái hóa.
- Mật độ thả từ 250-400 bột/m2.
- Thả cá tốt nhất vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cho các bao cá bột vào ao từ 15-20 phút trước khi mở bao để thả.

4. Chăm sóc cá tra giống

- Thời gian đầu cá ăn thức ăn tự nhiên nhưng nguồn thức ăn đó không đủ vì thế nên bổ sung thêm một số thức ăn khác cho cá.

- Trong 10 ngày đầu tiên sau khi thả cá, cá sẽ sử dụng lượng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, chúng ta phải thường xuyên bổ sung thêm trứng nước, trùng chỉ đồng thời cho ăn thêm thức ăn tự chế như dùng 20 lòng đỏ trứng gà + 200 gam bột đậu nành xay nhuyễn, nấu chín và rải đều khắp ao, mỗi ngày cho ăn 4 – 5 lần.

- Sau 10 ngày tập cho ăn thức ăn công nghiệp để hạn chế gây ô nhiễm môi trường nuôi, chọn thức ăn phù hợp với cỡ miệng của cá. Giai đoạn cá giống yêu cầu độ đạm cao > 30%, tỷ lệ cho ăn 5 – 8%. Tuy nhiên tùy theo điều kiện môi trường, sức khỏe cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Tránh cho ăn thừa làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi và cho ăn thiếu làm giảm tốc độ tăng trưởng của cá…

- Trong quá trình nuôi thường xuyên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất như Kemix liều 3g/1kg thức ăn để đảm bảo cá khỏe mạnh.

- Khi cá được 30 ngày tuổi ao nuôi bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm nên dùng Sivibac định kỳ 100g/1000m2 giúp ổn định môi trường cá phát triển tốt và ít bệnh hơn.

- Định kỳ một tuần luyện cá một lần cho cá quen dần với điều kiện chật hẹp, nước đục, thiếu oxy… để cá thích nghi và không bị sốc khi đánh bắt và vận chuyển đi xa. Luyện cá bằng cách dùng lưới để kéo cá.

5. Phòng một số bệnh thường gặp khi ương cá tra giống

a. Cá giống xuất huyết ruột và hậu môn

Điều kiện xảy ra bệnh: môi trường ao nuôi xấu, mầm bệnh trong ao nuôi ao.

Dấu hiệu: Một số cá giảm ăn bơi lờ đờ, chết lẻ tẻ. Khi cá chết hậu môn sưng đỏ.

Phòng bệnh: Trộn Biobactil 5g cho 1kg thức ăn cho một cử ăn trong ngày suốt quá trình nuôi.

b. Cá giống nhiễm ký nội sinh trùng

Điều kiện xảy ra bệnh: Mùa bùng phát ký sinh trùng, nguồn nước cấp không đảm bảo.

Dấu hiệu: Ao cá tra giống xuất hiện một số cá vọt kên mặt nước xoay vòng rồi chìm xuống chết. Với cá giống lớn khi xé nội tạng thấy cá đốm gạo hoặc đốm trắng hoặc soi dưới kinh thấy giun trong túi mật.

Phòng bệnh: Hạn chế mở cống vào mùa dịch, giữ ao luôn đảm bảo môi trường tốt. Dùng định kỳ Wirta 500 1kg/10 tấn cá mỗi 10 ngày.

c. Cá giống bệnh xuất huyết phù đầu

cá tra bệnh phù đầu

Dấu hiệu: Cá chết lẻ tẻ, có dấu hiệu xuất huyết ngoài da, có đốm đỏ nhô lên giữa đỉnh đầu.

Điều kiện xảy ra dịch bệnh: Thời tiết năng nóng, mùa dịch.

Phòng bệnh: Dùng Gluta S định kỳ 1 ngày giảm số lượng mầm bệnh trong ao.

d. Cá giống bệnh gan thận mủ

kiểm tra gan cá tra

Dấu hiệu: Cá chết số lượng lớn, khi xé nội tạng xuất hiện các đốm trắng sửa trên thận dần đến gan.

Phòng bệnh: Hạn chế mở cống mùa dịch bệnh. Định kỳ bổ sung cân bằng dinh dưỡng cho cá như cá Vitamin và Premix. Dùng 3g Kemix/1kg thức ăn mỗi ngày vào mùa dịch.

6. Thu hoạch và vận chuyển cá tra giống

- Kích cỡ cá hương, cá giống sau khi thu hoạch như sau:

- Từ cá bột lên hương sau 3 tuần đạt chiều dài thân 2,7 – 3cm, chiều cao thân 0,7cm.

- Cá giống: từ cá hương nuôi lên cá giống sau 40 – 50 ngày cá đạt chiều dài thân 8 – 10 cm, chiều cao thân 2 cm.

- Cá giống lớn: từ cá giống nuôi lên cá giống lớn 30 – 40 ngày cá đạt chiều dài thân 16 – 20 cm, chiều cao thân 3 cm.

- Ương từ cá hương lên cá giống 60 – 70 ngày cá đạt chiều dài thân 10 – 12 cm.

Chú ý: Khi thu hoạch cá giống phải ngừng cho ăn trước 6 giờ và trước khi vận chuyển cá phải để cá vào trong bể nước có dòng chảy để cá thải hết phân và chất thải khác

Có 2 cách vận chuyển là vận chuyển kín và vận chuyển hở.

- Vận chuyển kín: cá được đựng trong túi nylon có bơm oxy, thích hợp cho vận chuyển đi xa, nếu thời gian vận chuyển trên 8 giờ thì nên thay nước và bơm lại oxy.

Bảng 1: Mật độ vận chuyển cá trong túi nylon bơm oxy

Chiều dài thân cá ( cm )

Mật độ ( Con / lít )

3

80

5 - 7

40

8 - 10

20

- Vận chuyển hở: dùng các thùng phuy, thau chậu … thích hợp cho vận chuyển gần. Trong khi vận chuyển nên có máy sục khí để cung cấp thêm oxy cho cá, sau 4 – 5 giờ thì nên thay nước.

Bảng 2: Mật độ vận chuyển cá trong thùng

Kích thước cá ( cm )

Mật độ ( con / lít )

3

50

5 - 7

40

8 - 10

20

15

15

 

Ngày 09 - 07 - 2019
Phòng kỹ thuật An Bình
Chủ đề liên quan:
Bạn có biết?

Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102