Trị nội ký sinh trùng trên cá bằng cách nào?

Đây là những sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho vật chủ mà chúng bám, phá hủy cơ thể cá từ bên trong.
nội ký sinh trùng trên cá

Nội ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng nói chung là những sinh vật sống bám trên cơ thể người và động vật tạm thời hay viễn vĩnh, với mục đích trú ẩn hoặc lấy chất dinh dưỡng của vật chủ để sống và gây hại cho vật chủ. Ký sinh trùng hiểu theo nghĩa rộng hơn thì bao gồm cả những sinh vật: vi khuẩn, virus, rickettsia, nấm, đơn bào hay giun sán.

Nội ký sinh trùng - Cái tên nói lên tất cả - Là những ký sinh trùng sống bám bên trong nội quan của cơ thể vật chủ. Đây là những sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho vật chủ, phá hủy cơ thể vật chủ từ bên trong. Bài viết này đề cập đến những loài nội ký sinh trùng gây bệnh trên cá; triệu chứng, dấu hiệu lây nhiễm của từng loài; các cách phòng và điều trị triệt để.

Trị các loại nội ký sinh trùng trên cá thường gặp?

Trùng roi (Trypanosoma) thường ký sinh trong máu, mật của cá, thường là các loại cá biển. Trước khi ký sinh vào cơ thể cá ở giai đoạn trưởng thành, chúng sinh sản trong đỉa cá. Chúng có khả năng tiết độc tố làm phá vỡ hồng cầu của cá. Về dấu hiệu bệnh lý bên ngoài thường không rõ ràng nên rất khó chẩn đoán bằng mắt thường.


Trùng roi

Trùng lông (Balantidium) ký sinh vào trong ruột cá, hút chất dinh dưỡng làm cá viêm ruột nặng, phá hủy tế bào thượng bì ở ruột.

Thích bào tử trùng (MyxobolusHenneguya): ký sinh trên hơn 30 loài cá nước ngọt như cá tra, cá chép, cá trôi, cá tai tượng, cá rô đồng… Chúng ký sinh ở nhiều bộ phận của cá, làm cá mất thăng bằng khi bơi lội, cong đuôi, đen da ở nhiều chỗ, mang cá không thể khép chặt được. Đặc biệt, có thể quan sát rõ các bào nang trắng đục trên cá.


Thích bào tử trùng

Sán lá song chủ (Sanguinicola) có ký chủ trung gian thường là ốc. Chúng ký sinh trong gan, cơ thịt, cả trên da, ruột và máu cá. Việc nhiễm những loài này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cá, làm cá gầy yếu chậm phát triển. Có thể gây mù mắt, sưng mang, gây chết cá con, làm giảm giá trị thương phẩm.

Giun tròn (Philometra Capillaria…): ký sinh trên nhiều bộ phận bên trong cơ thể cá, chúng làm ảnh hưởng tăng trưởng, phá hoại niêm mạc ruột, gây tắc ruột, thủng ruột hoặc tắt ống dẫn mật. Cá tra, cá basa nuôi bè có tỷ lệ nhiễm giun tròn rất cao, đến 100% và bị nhiễm quanh năm.


Giun tròn trong ruột cá

Giun đầu gai (Pallisentis) có ký chủ chính là cá lóc và rất khó trị. Chúng sẽ lấy chất dinh dưỡng từ ruột cá, gây tắt mật, dùng mốc để đục bám chắc vào thành ruột, gây viêm, thiếu máu. 

Sán dây (Amphilina, Khawia…) khi nhiễm sẽ làm cá mất máu, gầy yếu. Chúng có thể vào xoang, gan, tuyến sinh dục cá và phát triển ấu trùng rồi tiếp tục lây nhiễm sang người và các động vật khác. 

Phòng và trị bệnh

  • Tẩy vôi ao nuôi, 
  • Tập trung diệt ký chủ trung gian (đỉa cá, ốc…), 
  • Cho ăn thức ăn sạch,
  • Tiến hành các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá: tẩy vôi, phơi ao, siphon đáy… 
  • Đặc biệt: Tẩy nội ký sinh trùng bằng Iv-site với liều 1 lít cho 90-100 tấn cá trong 2 ngày liên tục, sẽ cho hiệu quả rất cao. Sản phẩm phù hợp với cá da trơn và nên ngưng thuốc 30 ngày trước khi thu hoạch.
Ngày 26 - 04 - 2022
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Tôm không tổng hợp được Vitamin C nên hoàn toàn lệ thuộc vào thức ăn.

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102