Đặc điểm sinh học của trùng mỏ neo gây hại trên cá

Chúng bám rất chắc, sâu trong mô cá nhờ có một đầu như “mỏ neo”. Từ đó, nơi bám của trùng có thể bị viêm, sưng tấy, xuất huyết và lở loét biến dạng.
Trùng mỏ neo trên cá chép

Trùng mỏ neo có tên khoa học là Lernaea cyprinacea, là loại ký sinh trùng thường gặp trên các loài cá nước ngọt, ở nhiều khu vực trên thế giới. Loài này cũng được biết đến là mầm bệnh nguy hiểm trên cả cá nuôi và cá cảnh. Trùng mỏ neo có một vài đặc điểm giống với động vật chân đốt. Những con trùng trưởng thành rất dẻo dai, như một cái mỏ neo. Trên các ký chủ khác nhau, trùng có thể biến đổi hình dạng và các vị trí bám khác nhau.

Các đặc trưng của trùng mỏ neo

Trùng mỏ neo có tuổi thọ cao nhất từ 5-6 tháng, với chiều dài trung bình từ 20-25mm khi trưởng thành. Chỉ có con cái mới đủ lớn để nhìn thấy được bằng mắt thường (10-12mm). Độ mặn của nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh sản của trùng mỏ neo, nước ngọt là môi trường thích hợp nhất để trùng đẻ trứng . Những loài cá nhỏ có thể là vật chủ trung gian, và vật chủ cuối cùng của loại trùng này là những loài cá lớn hơn. Trùng mỏ neo thường ăn sâu trong mô cá, bám trên mang và bên ngoài da, vảy của cá. Trùng thường gây bệnh trên cá trắm cỏ, cá chép, ở tất cả các giai đoạn.

Vòng đời của trùng mỏ neo

Vòng đời của trùng mỏ neo có nhiều giai đoạn, sau khi giao phối con đực sẽ chết và con cái bắt đầu xâm nhập vào mô cá, nó sử dụng phần mỏ neo để bám chặt vào da và cơ của cá. Con cái mang trứng trong 24h, sau đó nó sẽ giải phóng trứng ra bên ngoài. Mỗi quả trứng sẽ nở từ 24-36h sau đó. Một con trùng mỏ neo cái có thể đẻ một lần đến 250 trứng, khoảng 2 tuần 1 lần và kéo dài đến 16 tuần liên tiếp.

Những con trùng non mới nở tiếp tục phát triển trong nước khoảng 4 ngày. Sau đó, chúng sẽ ký sinh và bám trên mang của vật chủ trung gian, trùng sẽ không thể bơi được nửa do phần phụ bị tiêu biến. Một thời gian ngắn sau, trùng sẽ lột xác, phụ bộ sẽ mọc trở lại để chúng dễ dàng xâm nhập vào những vật chủ tiếp theo. Sau khi thành thục, con trùng đực sẽ tách ra khỏi ký chủ trung gian và chết trong khoảng 24h sau, con cái vẫn bám lại trên mang ký chủ trung gian hoặc di chuyển để ký sinh trên ký chủ khác. Toàn bộ vòng đời trùng mỏ neo thường mất khoảng 18-25 ngày. Phạm vi nhiệt độ tối ưu của chúng là 26-28oC, dưới 20oC trứng sẽ không thể phát triển thành con non, và ở 14oC thì con cái không sinh sản được. Tuy nhiên trùng cái trưởng thành có thể tránh rét trên cơ thể vật chủ, rồi đẻ trứng khi nhiệt độ nước ấm lên.

Hình dáng trùng mỏ neo

Hình dạng trùng mỏ neo

Dấu hiệu bệnh lý của trùng mỏ neo

Vị trí ký sinh phổ biến của trùng mỏ neo bao gồm da, vây, mang và khoang miệng cá. Cá nhiễm trùng thường bị phá hủy mang, làm cá khó thở và chết do trùng mỏ neo bám quá nhiều. Chúng bám rất chắc, sâu trong mô cá nhờ có “mỏ neo”. Từ đó, nơi bám của trùng có thể bị viêm, sưng tấy, xuất huyết và lở loét biến dạng. Mặc dù nhiễm trùng mỏ neo này không nhất thiết gây ra tử vong, nhưng chúng sẽ làm cá cực kỳ khó chịu do ngứa ngáy. Đây cũng là mầm bệnh cơ hội để tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác gây hại. Những bệnh này sẽ làm tình trạng bệnh lý của cá nặng hơn và làm cá chết nhanh hơn trong thời gian ngắn.

Trùng mỏ neo là một mối đe dọa lớn đối với cá, chúng có thể cư trú lâu dài, làm cá tăng trưởng kém và dễ nhiễm nhiều mầm bệnh khác cùng một lúc. Loại ký sinh trùng này có thể lây nhiễm trên tất cả các loài cá nước ngọt, thậm chí cả con non và trứng. Các biểu hiện khi nhiễm trùng này khá giống với các mầm bệnh khác trên cá. Do đó, các phản ứng miễn dịch đặc hiệu bẩm sinh của cá bị hạn chế hoạt động.

Các vết thương do trùng mỏ neo gây ra phải được theo dõi thật kỹ. Đồng thời, chất lượng nước cũng phải được đảm bảo trong suốt quá trình điều trị để giảm thiểu nguy cơ nhiễm kép các mầm bệnh khác. Việc trị được trùng mỏ neo khi lần đầu nó lây nhiễm, sẽ giúp cá có kháng thể chống lại trong những lần lây nhiễm tiếp theo. Sau khi biết được vòng đời và các đặc điểm sinh học của trùng mỏ neo. Nên áp dụng các biện pháp để phòng và điều trị loại ký sinh trùng này một cách triệt nhất.

Ngày 25 - 05 - 2021
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Các acid amin tự do trong thức ăn có tác dụng chất dẫn dụ: glycine, betaine, taurine có nhiều trong dịch thủy phân, bột nhuyễn thể

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102