Một số bệnh thường gặp trên cá chẽm và cách phòng trị

Cá chẽm là loài cá nước lợ có thịt chắc thơm ngon nên rất được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam và cả  thế giới. Hiện nay cá chẽm đã được nuôi nhiều trong ao đất với mật độ cao vì vậy bệnh trên cá chẽm bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn.
bệnh do ký sinh trùng trên cá chẽm

Cũng như nhiều loài thủy sản khác phòng bệnh luôn là giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế lẫn năng suất nuôi. Vì vậy bà con nuôi cá chẽm (cá vược) cần chú ý đến giải pháp phòng bệnh tổng hợp như:

- Sử dụng men vi sinh định kỳ để đảm bảo môi trường ổn định.

- Trộn Vitamin và Premix giúp cá đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ giúp cá tăng sức đề kháng.

- Vào mùa dịch bệnh hoặc khu vực có dịch bệnh nên diệt khuẩn trước hoặc sau khi lấy nước vào ao.

Trường hợp điều kiện thời tiết quá bất lợi cho cá thì dịch bệnh vẫn xảy ra. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở cá chẽm nuôi và cách điều trị an toàn từ sản phẩm của An Bình.

Bệnh do ký sinh trùng

1. Bệnh sán lá mang

Biểu hiện mang cá nhợt nhạt, có biểu hiện thiếu oxy mặc dù ao nuôi vẫn tốt. Sán lá mang luôn hiện diện trong ao nuôi, nếu xem trên kính hiển vi thấy trên một cung mang có 1 đến 2 sán lá mang là bình thường, khi xuất hiện 9-10 và trên nữa thì phải cần xử lý.

Phương pháp trị bệnh: BKC 80 liều 1 lít cho 1.500 m2 nước kết hợp với cho cá ăn Wirta 500 liều 5g/kg thức ăn.

2. Bệnh rận cá

Rận cá thường ký sinh tập trung trên mang cá chẽm. Khi cá nhiễm bệnh nặng gây hô hấp khó khăn và chết rải rác, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Phương pháp trị bệnh: Như cách trên hoặc có thể dùng CuSO4 xử lý.

3. Bệnh trùng mỏ neo

trùng mỏ neo trên mang cá chẽm
Trùng mỏ neo trên mang cá chẽm

Ký sinh trên mang cá (nhìn được bằng mắt thường), cá hô hấp khó khăn nên tập trung nhiều ở cống cấp và quạt nước. Gây chết cá 20-30 con một ngày.

Phương pháp trị bệnh: Tương tự như trị bệnh sán lá mang

4. Bệnh trùng bánh xe và trùng quả dưa

Ký sinh trên thân cá, cạo một lớp nhớt trên cá xem dưới kính hiển vi là thấy. Bệnh này ít gây nguy hiểm tới cá nhưng làm cá ngứa nên tập trung nhiều ở quạt và tạo đều kiện cho vi vuẩn tấn công.

Phương pháp trị bệnh: BKC 80 liều 1 lít cho 1.500 m2 nước kết hợp với cho cá ăn Wirta 500 liều 5g/kg thức ăn.

5. Bệnh đỉa cá

Gây chết cá nhiều và thường có bệnh do vi khuẩn đi kèm do đỉa cá gây ra vết thương rất lớn. Đĩa cá kí sinh trên khắp cơ thể cá: mang, miệng, thân, vây,…

Phương pháp điều trị: Formaldehide xử lý kết hợp với Wirta 500 cho ăn.

Bệnh do vi khuẩn

6. Bệnh bong vảy

cá chẽm bong vảy
Cá chẽm bệnh bong vảy (tuột vảy)

Nguyên nhân do streptococcus sp gây ra. Đây là bệnh rất nguy hiểm với cá chẽm, gây chết từ 60 - 100% đàn cá. Cá bệnh thường bỏ ăn nên khó đưa thuốc vào cơ thể.

Cá bệnh có biểu hiện bên ngoài: xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Biểu hiện bên trong: lách, gan xưng, bóng hơi, ruột xuất huyết.

Trị bệnh bằng các kết hợp diệt khuẩn môi trường kết hợp với cho cá ăn kháng sinh.

8. Cá chẽm bệnh suy gan

gan cá chẽm bệnh đốm mủ
Gan cá chẽm bệnh: xuất hiện nhiều đốm mủ trắng

Bệnh này thường chỉ gây thiệt hại từ 5 – 10%. Cá bệnh chết mỗi ngày khoảng 100 – 200 con. Cá bệnh không có dấu hiệu gì đặc biệt bên ngoài. Bên trong nội tạng: gan trắng và xuất hiện một vài đốm trắng, thành ruột xuất huyết.

Trị bệnh bằng cách giảm thức ăn, cho ăn chia cử bổ gan Glucan MOS liều 5g/kg thức ăn, cử còn lại có thể dùng Licin golic liều 5g/kg thức ăn.

9. Bệnh xuất huyết

cá chẽm bệnh xuất huyết bên ngoài
Vài đốm xuất xuất ngoài da trên cá chẽm

Bệnh này thường không nguy hiểm nhiều nhưng làm cho cá chẽm giảm ăn hoặc bỏ ăn, nếu kéo dài thì cá chậm lớn và tăng FCR.

Bệnh thường xuất hiện khi môi trường nước ao dơ, tạo điều kiện cho cá loài vi khuẩn gây bệnh như: Aeromonas sp, Pseudomonas sp. Cá bệnh thường chết rải rác từ 3-7 con mỗi ngày. Cá chết có dấu hiệu xuất huyết ở gốc vây, xương nấp mang, …

Phương pháp trị bệnh: sát khuẩn bằng BKC 80 hoặc Gluta S kết hợp với cho ăn Kemix và Biobactil. Sau 3 ngày dùng Sivibac giúp cải thiện môi trường nước.

Ngày 11 - 07 - 2019
KS. Bùi Quang Trung
Chủ đề liên quan:
Bạn có biết?

Vitamin thường không bền nhiệt và thời gian bảo quản trong thức ăn vì vậy cần thiết bổ sung vitamin lúc cho tôm ăn

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102