Lợi và hại của việc nuôi tôm thẻ ở mật độ cao

Với mật độ nuôi tôm cao, không gian sẵn có để tiêu thụ thức ăn của chúng sẽ bị hạn chế. Nên đòi hỏi phải ra vào khu vực vó nhiều lần, điều này giúp tôm bắt mồi được nhiều hơn.
Mật độ nuôi tôm thẻ

Tôm thẻ là loài có giá trị thương mại cao nhất trong các loài tôm nuôi, chiếm hơn 70% tổng sản lượng tôm trên toàn cầu. Do vậy người nuôi tôm thẻ hiện nay đang tập trung vào việc áp dụng công nghệ mới, mở rộng phạm vi nuôi, và nâng cao các điều kiện môi trường (độ mặn, nhiệt độ…). Với sự “tôi luyện” từng ngày, tôm thẻ ngày càng chứng minh được chỗ đứng trên thị trường của chúng, nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chịu đựng việc nuôi với mật độ cao rất tốt (lên tới 100 - 400 con/m2).

Mặc dù được nhận xét là có tiềm năng rất lớn để nuôi ở mật độ cao, tuy nhiên hiện tại tôm thẻ vẫn còn nuôi với mật độ khá thấp trong các mô hình quảng canh, bán thâm canh và cả thâm canh. Kéo theo đó, nhiều yếu tố tiêu cực nối đuôi nhau xuất hiện, bao gồm tỷ lệ mắc bệnh cao, tích tụ nhiều chất thải và suy giảm chất lượng nước. Vì vậy, để hướng đến mô hình nuôi tôm thẻ ở mật độ cao, cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý thức ăn, vì sẽ có nhiều cạnh tranh dẫn tới việc tôm bị phân cỡ.

Tầm quan trọng của mật độ nuôi tôm?

Rõ ràng mật độ nuôi tôm đóng một vai trò rất quan trọng trong các hệ thống, quyết định mức độ tăng trưởng của tôm và sự thành công của những vụ nuôi. Việc xem xét các hành vi của tôm sẽ mang lại lợi ích để xác định được mật độ nuôi tối đa, cho hiệu suất tăng trưởng cao trong các ao nuôi thương phẩm. Ngoài ra, cũng có thể cân nhắc được việc bổ sung các loại thức ăn mới cho tôm.

Khi mật độ nuôi tôm tăng lên thì sản lượng sẽ lớn hơn, nhưng sự thất bại cũng rất dễ xảy ra. Do khi mật độ cao thì sự cạnh tranh sẽ rất lớn, làm tôm suy giảm sức khỏe cũng như gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vì vậy, khi nuôi tôm ở mật độ cao, thường có nhiều yêu cầu hơn về sự cho ăn và các chiến lược quản lý ao.

Lợi ích khi nuôi tôm thẻ mật độ cao

Nhiều tác động tích cực của việc nuôi tôm ở mật độ cao đã được tìm thấy, bao gồm tỷ lệ tiêu thụ thức ăn của tôm lớn hơn, số lần tìm đến vó (nhá) cũng nhiều hơn. Điều này phản ánh việc hạn chế về không gian sẵn có để tiêu thụ thức ăn, nên đòi hỏi tôm phải ra vào khu vực vó nhiều lần. Việc giảm tiêu thụ thức ăn ở mật độ thấp cũng sẽ giảm các tín hiệu tương tác giữa các cá thể tôm. Trong khi các tín hiệu này rất quan trọng, để thông báo cho các cá thể khác nơi nào có thức ăn, kích thích những con tôm khác tìm đến đó. Tôm nuôi ở mật độ cao có khoảng cách gần hơn, thời gian tiếp xúc kéo dài hơn dễ truyền tín hiệu cho nhau, sẽ tích cực hơn về việc tiêu thụ thức ăn.


Tôm tập trung trong vó

Mặt bất lợi khi mật độ nuôi tôm quá cao

Hành vi bắt mồi của tôm trong một quần thể nhất định sẽ dẫn đến sự phân chia thứ bậc giữa con mạnh và những con tôm yếu hơn. Rõ hơn một chút, việc phân cấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bắt mồi của tôm. Những cá thể thống trị sẽ hung hăng hơn và có quyền ưu tiên giành mồi hơn với các cá thể cấp dưới. Những con mạnh này cũng có khả năng độc quyền trong thời gian dài và đương nhiên là tăng trưởng nhanh hơn cấp dưới. Dẫn đến một sự khác biệt lớn về tốc độ tăng trưởng và lượng thức ăn được tiêu thụ giữa những con tôm trong một quần thể với nhau.

Các hành vi hung hăng thường xảy ra khi nguồn thức ăn bị hạn chế. Một khi giảm thiểu được sự phân cấp này sẽ rất có lợi cho việc nuôi tôm ở mật độ cao, giúp tôm ít phân cỡ hơn. Vì sự phân chia giai cấp lớn sẽ gia tăng tỷ lệ căng thẳng và gây hấn ở tôm. Tuy nhiên sự phân cấp cũng có mặt tốt, cho phép các cá thể khám phá môi trường mới tốt hơn, dẫn tới cơ hội tìm được thức ăn cao hơn. Những com tôm mạnh hơn thường đến khu vực cho ăn trước tiên, tiêu thụ một lượng thức ăn cần thiết, sau đó dành thời gian cho việc kiếm ăn ở những khu vực khác. Ở đây không có nghĩa là chúng sẽ ăn nhiều hơn các cá thể cấp dưới, mà chỉ chứng minh được khi nuôi mật độ cao tôm sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc bắt mồi.

Tận dụng việc dành nhiều thời gian để ăn của tôm mà bổ sung thêm dưỡng chất như men vi sinh Biobactil hay tinh dầu tỏi Licin garlic để hỗ trợ sức khỏe, cải thiện chức năng miễn dịch cho tôm. Tuy nhiên, để hạn chế sự phân cấp, tranh giành thức ăn dẫn đến phân cỡ, cần xem xét kỹ để thiết lập một mật độ thả tối ưu nhằm đạt được hiệu quả nuôi tốt nhất.

Ngày 09 - 06 - 2021
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Hội chứng chết đen thân có liên quan đến hiện tượng thiếu vitamin C

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102