Nhân tố quyết định màu sắc của tép là astaxanthin (thuộc nhóm carotenoid), hợp chất này sẽ tạo ra các màu vàng, cam và đỏ ở nhiều loài tép. Khi được liên kết hóa học với protein, chúng có thể mở rộng bước sóng phản xạ sang màu xanh lam, xanh lục, nâu, đen hoặc tím. Astaxanthin là sắc tố quan trọng đối với tép cảnh, nhưng chúng không có khả năng tự tổng hợp nên phải dựa vào sự bổ sung của người nuôi để đạt được màu sắc tự nhiên.
Màu lam của tép cảnh là nhờ sắc tố liên kết với protein
Sự căng thẳng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe các loại tép cảnh. Tép mất màu tạm thời có thể do stress. Và khi bị căng thẳng trong một thời gian dài, tép sẽ mắc bệnh và chết nhanh sau đó. Điều không kém phần quan trọng có thể thay đổi màu sắc của tép đó là môi trường nước thuận lợi. Do đó, phải chú ý đến chất lượng nước( pH, độ cứng, độ kiềm, oxy... ).
Tép lên màu đẹp, đặc trưng khi được tương tác với các cá thể khác cùng loài. Nếu cảm thấy an toàn trong môi trường, chúng cũng sẽ có cơ hội tốt nhất để phát triển màu sắc. Đó là lý do tại sao thiết kế những nơi ẩn nấp trong bể nuôi có thể ảnh hưởng đến cường độ màu sắc mà tép sẽ thể hiện.
Tép thấy an toàn sẽ lên màu đẹp
Chất nền màu đen sẽ tạo ra màu đậm cho các loại tép cảnh. Đồng thời, nếu nuôi tép cảnh với nền màu trắng, màu tép sẽ nhạt dần. Đây là do chúng cố gắng ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi, sự biến đổi để thích nghi với các môi trường sống khác nhau. Sẽ có người thắc mắc rằng tép có màu đỏ (vàng, xanh lam,...) lộng lẫy như vậy thì làm sao tụi nó có thể trốn? Nhưng vấn đề ở đây là tép không hiểu điều đó, chúng hoạt động theo bản năng, nên sẽ tăng cường bất kỳ màu nào chúng có.
Thực tế chứng minh sắc tố astaxanthin ở tép được nuôi trong sỏi đen và đỏ cao hơn nhiều so với sỏi trắng. Ngoài ra, tăng trọng của tép tăng lên đáng kể khi độ tối của màu nền tăng lên.
Chất nền đậm thì tép sẽ lên màu đậm
Không phải đơn giản mà nuôi tép cảnh phải lắp đặt hệ thống ánh sáng đặc biệt hơn nuôi cá cảnh. Dễ nhận ra, ánh sáng đỏ sẽ giúp màu đỏ của Tép Anh Đào lên đậm hơn sao với ánh sáng trắng. Quy luật này cũng đúng với màu của bể nuôi, không gian mà tép sống.
Sự thay đổi màu sắc của tép cũng phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của chúng. Nói chung, tép càng “lớn tuổi” thì màu sắc sẽ càng đậm. Một điều thú vị hơn là tép cái thì có màu đậm hơn, do sự tích lũy sắc tố ở con cái tốt hơn con đực cùng tuổi. Sự thay đổi màu sắc này cần rất nhiều thời gian quan sát.
Tép càng "lớn tuổi" thì màu càng đậm
Nhiều loại khoáng và thức ăn được bổ sung sẽ giúp tép lên màu đẹp. Khoáng giúp quá trình lột xác của tép diễn ra tốt hơn, vỏ cứng hơn và giúp tép khỏe mạnh hơn.
Tép là loài ăn tạp, nhưng chỉ nên bổ sung thức ăn giàu đạm 1 lần trong tuần vì có thể khiến hồ bị ô nhiễm và xuất hiện nhiều địch hại. Bao gồm: cà rốt, dưa leo, khoai tây cắt lát, rau cải, lá dâu tằm... Trước khi cho tép ăn nên nhúng sơ qua nước nóng có thêm một ít muối hạt để loại bỏ bụi bẩn và giúp thức ăn nhanh mềm, dễ tiêu hóa hơn. Một số thức ăn khác như tảo nhật, vỏ đậu nành cũng sẽ cung cấp lượng canxi tự nhiên cho tép.
Bổ sung thức ăn và khoáng chất cũng giúp tép lên màu đẹp
Tóm lại, phải chú ý chăm sóc tép cảnh, mọi thứ trong ao đều hài hòa và ổn định thì sẽ sở hữu được một đàn tép đẹp như ý muốn. Nuôi tép cảnh không khó!
Các loài tôm hạn chế sử dụng acid amin tổng hợp