Sự kết hợp của bức xạ ánh sáng và nhiệt độ không khí tạo nên nhiệt độ nước. Do đó, nhiệt độ trong ao thường sẽ phụ thuộc vào mùa vụ và vị trí địa lý. Với một thủy vực nhỏ thì nhiệt độ thường bị biến động nhiều hơn một thủy vực lớn do thể tích nước kém hơn, nên năng lượng hấp thu sẽ nhiều hơn. Tôm là động vật biến nhiệt tức là nhiệt độ cơ thể nó phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng và trao đổi chất của tôm, vì hầu như mọi hoạt động trao đổi chất đều nhờ vào sự xúc tác của enzyme, mà enzyme hoạt động như thế nào lại do nhiệt độ quyết định. Nhờ vậy, không chỉ quyết định sự tăng trưởng mà nhiệt độ còn ảnh hưởng đến khả năng kháng bệnh, sức sinh sản, tỷ lệ sống và độ hòa tan của không khí vào nước, đồng thời còn ảnh hưởng đến độ độc của một số hợp chất trong nước.
Khả năng thích nghi của tôm đối với nhiệt độ phụ thuộc vào sự di truyền, thời gian của quá trình thích nghi và giai đoạn sống của chúng. Mỗi loài khác nhau sẽ có những khoảng nhiệt độ tối ưu khác nhau, khi nhiệt độ thay đổi trên hoặc dưới khoảng này đều có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tôm nuôi. Hơn nửa nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo, các loài thủy sinh động thực vật, và sự tồn tại của các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho tôm.
Vào những lúc nhiệt độ dễ thay đổi như mùa đông, cận Tết, sau Tết hay trong mùa mưa, tôm nuôi sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Khoảng chịu đựng của tôm là 15-33oC, trong đó tối ưu nhất là từ 28-30oC. Nếu nhiệt độ hạ thấp hơn hoặc cao hơn khoảng nhiệt độ mà tôm có thể chịu đựng thì lập tức tôm sẽ bỏ ăn sau 24 giờ, sau đó các hoạt động bình thường đều bị rối loạn.
Cụ thể khi nhiệt độ tăng cao quá mức, các enzyme sẽ hoạt động mạnh hơn, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, hoạt động hô hấp cũng được tôm tăng cường nhiều hơn. Khi đó tôm sẽ sử dụng nhiều thức ăn hơn mà hệ tiêu hóa cũng có một mức độ làm việc nhất định. Nên tôm ăn nhiều mà lượng tiêu thụ lại không được bao nhiêu, còn làm thức ăn thừa bị tồn dư một lượng lớn. Một thời gian dài thì sức khỏe tôm cũng suy yếu, sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại tấn công gây bệnh. Ngược lại nếu nhiệt độ giảm thấp, sức ăn tôm sẽ giảm làm quá trình lột xác kéo dài. Một thời gian sau, tôm sẽ chết, bỏ ăn, bắt đầu di chuyển xuống đáy để tránh rét, tránh lạnh làm nguy cơ nhiễm nấm nhiễm độc phát sinh từ đáy ao ở mức cao hơn.
Độ mặn là nồng độ của tất cả các muối khoáng có trong nước. Độ mặn của nước rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại, phát triển và giúp duy trì các chức năng sinh lý của tôm. Thông qua quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, tôm phải duy trì hàm lượng muối khoáng hòa tan trong cơ thể chúng ở mức độ ổn định. Cũng như nhiệt độ, mỗi loài cá, tôm đều có khoảng độ mặn thích hợp để sinh trưởng và phát triển. Khoảng chịu đựng độ mặn của tôm thẻ chân trắng là 5-35 phần ngàn. Khi độ mặn thay đổi trong vài phút hay vài giờ hơn 10 phần nghìn một lần thì tôm sẽ không có khả năng chịu đựng được. Nếu muốn thay đổi độ mặn cho ao nuôi thì việc thuần hóa để tôm tập quen dần với độ mặn mới là việc vô cùng quan trọng.
Theo một vài nghiên cứu thì độ mặn cũng ảnh hưởng đến hoạt tính kháng khuẩn và khả năng miễn dịch của tôm. Tuy nhiên hệ thống miễn dịch có thể hồi phục từ sự thay đổi về độ mặn trong vòng 6 ngày. Các enzyme xúc tác các hoạt động trong cơ thể cũng nhạy cảm bởi sự gia tăng nhất định của độ mặn. Nhất là enzyme phenoloxidase xúc tác cho sự melanosis (tạo đốm đen trên vỏ tôm), đây là cơ chế chống lại vi khuẩn của tôm trong hệ miễn dịch, tuy nhiên tại tạo nên sự khác biệt cho tôm làm mất giá trị kinh tế.
Tôm thẻ chân trắng ngày càng được nuôi nhiều ở độ mặn thấp, do chúng có khả năng thích nghi cao. Trong giai đoạn giống, tôm thẻ chân trắng luôn sống trong môi trường có độ mặn khá cao, nhưng sau quá trình thuần hóa nhờ sức chịu đựng cao mà ở những vùng có độ mặn thấp tôm vẫn sống và phát triển tốt được. Trường hợp độ mặn quá thấp, dưới 5 phần ngàn, các ion Ca2+, Mg2+, Na+, K+... trong nước với hàm lượng thấp làm cho quá trình lột xác của tôm diễn ra không đồng đều, tôm dễ bị mềm vỏ sau khi lột làm tăng tỷ lệ hao hụt lên gấp nhiều lần. Sau khi trời mưa, nước ao bị giảm độ mặn đột ngột cũng ảnh hưởng rất lớn đến tôm, nhất là quá trình lột xác của tôm bị kích thích mà chất dinh dưỡng cũng như khoáng chất cần thiết cho quá trình mềm vỏ không đủ để cung cấp. Do đó, tôm bị suy giảm sức đề kháng và rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nên các bệnh nguy hiểm, tiếp đó làm tôm nhạy cảm nhiều hơn với các chất độc chứa nitơ như NH3, NO2…
Ngược lại khi tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường có độ mặn quá cao, trên mức chịu đựng, tôm sẽ còi cọc, chậm lớn, thậm chí là sốc và chết hàng loạt. Hơn nửa khi độ mặn tăng cao, bệnh phân trắng và hoại tử gan tụy cấp tính (tôm chết sớm-EMS) sẽ diễn biến hết sức phức tạp, gây nên dịch bệnh làm thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế. Hiện nay vấn đề xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nuôi tôm. Độ mặn cao sẽ gây biến đổi một số thông số môi trường như pH, độ kiềm. Bên cạnh đó, còn làm tảo trong ao nuôi tôm phát triển nhanh, sinh nhiều khí độc… Đặc biệt, nguồn oxy trong nước sẽ càng tăng mạnh vào ban ngày, nhưng lại giảm tối thiểu vào ban đêm. Khi đó, môi trường sẽ thiếu oxy, dẫn đến tôm thường nổi đầu vào lúc nửa đêm.
Giữ mực nước sâu từ 1,2m trở lên để góp phần ổn định nhiệt độ. Thiết kế hệ thống lưới chắn chống nắng hoặc căng bạt trên mặt ao để hạn chế sự tăng nhiệt. Khi nhiệt độ và độ mặn thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn mức tối ưu đều có thể áp dụng biện pháp thay nước để cân bằng lại. Ngoài ra cũng cần sục khí thường xuyên để chống stress cho tôm khi nhiệt độ và độ mặn bị thay đổi đột ngột do thời tiết.
Với những ao có độ mặn cao, tốt nhất là nên có ao lắng để lọc nước, điều chỉnh độ mặn thích hợp trước khi cho vào ao. Kịp thời gia cố bờ ao, hạn chế sự rò rỉ. Xiphong đáy ao thường xuyên, nhất là khi mùa nắng nóng kéo dài, độ mặn và nhiệt độ tăng cao sẽ làm cho quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra nhanh hơn. Phải dọn lớp mùn bã dày ở đáy ao, giảm mùi hôi do tảo tàn và xử lý khí độc bằng Sivibac lúc xế chiều từ 12-15 giờ với liều định kỳ 1 lít cho 6000-8000m3 nước.
Trong quá trình chăm sóc quản lý, có thể tùy theo tình hình thời tiết mà tăng giảm lượng thức ăn một cách hợp lý, tránh gây dư thừa lại làm ô nhiễm ao nuôi, kéo theo nhiều hệ lụy khác.Vì mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và độ mặn của môi trường mà chúng sống. Trong quá trình nuôi cần bổ sung thêm Hepatopan, một chiết xuất thảo dược để hỗ trợ chức năng gan, góp phần tăng cường sức khỏe của tôm nuôi.
Với đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, kiểm soát lượng vi khuẩn bên trong cơ thể tôm đồng thời giúp hệ thống miễn dịch của tôm làm việc hiệu quả hơn, Licin garlic là chiết xuất từ tỏi tươi còn giúp phòng trị các bệnh đường ruột khi trộn vào thức ăn với liều 2ml/kg thức ăn ở mỗi cử ăn. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh cho tôm giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời cải thiện quá trình hấp thu và tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể. Công thức C complex kết hợp Vitamin C với một số loại vitamin khác làm tăng khả năng hấp thu và hiệu quả sử dụng vitamin C hơn, được dùng định kỳ 2 ngày/ lần với liều 2g/kg thức ăn.
Đánh giá cảm quan, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước thường xuyên để có những biện pháp khắc phục thích hợp khi có bất thường xảy.
Các acid amin tự do trong thức ăn có tác dụng chất dẫn dụ: glycine, betaine, taurine có nhiều trong dịch thủy phân, bột nhuyễn thể