Tại sao phải nuôi cá rô phi đơn tính?

Cá rô phi đơn tính khác gì với cá rô phi bình thường?
Tại sao phải nuôi cá rô phi đơn tính?

Cá rô phi đơn tính thường là cá rô phi toàn đực

Cá rô phi là một loài cá rất đặc biệt, có nguồn gốc từ Châu Phi. Đây là một trong những loài cá được đưa vào nuôi đầu tiên trên thế giới. Đến nay, nghề nuôi cá rô phi đang phát triển mạnh mẽ, mở ra quy mô công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới.

Cá rô phi đơn tính là gì?

Cá rô phi đơn tính là cá chỉ có một giới tính hoặc đực hoặc cái. Thông thường thuật ngữ cá rô phi đơn phi tính chỉ cá rô phi toàn đực, không có hoặc có rất ít con cái.

Tại sao phải nuôi cá rô phi đơn tính?

Sau một thời gian quan sát, người nuôi cá nhận thấy rằng cá rô phi đực luôn lớn nhanh hơn con cái, do chất dinh dưỡng hấp thụ được chúng dành để tăng trưởng. Trong khi cá cái lại sử dụng cho quá trình sinh sản, mang trứng, ấp trứng. Hơn nửa, trong quá trình ấp trứng, cá rô phi cái còn nhịn ăn nên chất lượng thịt của chúng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Ai cũng biết cá rô phi là loài sinh sản rất nhiều lần trong năm.

Do không dùng dinh dưỡng cho quá trình sinh sản nên nuôi cá rô phi đơn tính đực sẽ cho đàn cá có kích thước đồng đều, năng suất vượt trội và chất lượng thịt ngon hơn. Nếu đem 2 con cá có kích thước bằng nhau thì trung bình tỷ lệ thịt cá nuôi đơn tính lớn hơn từ 10 đến 20% thịt cá nuôi bình thường.

Các phương pháp "chuyển giới" cho cá thường có tỷ lệ thành công là 95%

Thả cá rô phi đơn tính, nhưng chúng vẫn đẻ?

Có 2 phương pháp phổ biến để “chuyển giới” cá rô phi. Đó là dùng hormon (17α- methyltestosterone) và phương pháp di truyền. Tuy nhiên 2 phương pháp này đều có tỷ lệ thành công khoảng 95% chứ không thể tuyệt đối, nên việc cá rô phi đơn tính vẫn đẻ là chuyện rất bình thường.

Lý do chủ yếu là do có nhiều thao tác kỹ thuật “chuyển giới” không thể đảm bảo, tính chuyên môn và chính xác đòi hỏi rất cao. Thời điểm đưa hormon vào, phương pháp xử lý trứng cá và các yếu tố môi trường đều có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình “chuyển giới”, do vậy không thể nào đạt tỷ lệ thành công 100% được.

Tỷ lệ cá cái còn sót lại thường là 1 - 5%. Một số ít sẽ bị vô sinh, số còn lại vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Vì vậy ở điều kiện khí hậu ấm áp, chỉ sau 3 tháng chúng có thể đẻ. Tất nhiên, số lượng cá rô phi con này không đáng là bao so với số lượng cá thịt.

Cần lưu ý là cá rô phi đơn tính đực tăng trọng nhanh hơn cá rô phi cái từ tháng thứ tư trở đi. Vậy nên nuôi cá thịt có kích cỡ lớn từ 400g trở lên sẽ cho năng suất cao hơn, tỷ lệ thịt lớn hơn. Chúc bạn có một vụ nuôi thành công!

Ngày 22 - 03 - 2022
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước biển, không cần bổ sung calci vào thức ăn.

bởi Davis, 1996
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102