Tác dụng của PVP - Iodine đối với Tilapia Lake Virus (TiLV) gây bệnh trên cá rô phi

Iodine tự do được phóng thích dần dần khỏi hợp chất PVP-Iodine, các iodine này sẽ thẩm thấu qua vách và màng tế bào vi sinh vật, sau đó sẽ phá hủy và tiêu diệt chúng.
TiLV là một loại vi rút nguy hiểm trên cá rô phi

TiLV là một loại vi rút nguy hiểm trên cá rô phi. Ảnh: Anbinh Biochemistry

Cá rô phi là một loài cá ngon, rất bổ dưỡng, có giá trị cao, và dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường. Do đó, nghề nuôi cá rô phi ngày càng được mở rộng trong vòng hơn 30 năm qua. Đây được xem là một ứng cử viên thích hợp cho nhiều chiến lược nuôi trồng thủy sản. Chúng dễ nhân giống, khả năng thích nghi với môi trường cao, tốc độ tăng trưởng nhanh lại không đòi hỏi về nhu cầu ăn uống. Ngoài ra, cá rô phi cũng chịu được môi trường chất lượng nước tương đối kém và có khả năng chịu đựng căng thẳng rất cao. Tuy nhiên, những năm gần đây ngày càng có nhiều dịch bệnh trên cá rô phi gây thiệt hại lớn với tỷ lệ tử vong cao trong các hệ thống nuôi.

TiLV là gì?

TiLV là một loại vi rút mới, được phát hiện năm 2014 ở Israel, rồi lan rộng sang nhiều khu vực nuôi cá rô phi trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong rất cao khi cá nhiễm phải loại vi rút này, tuy đã có nhiều biện pháp thử nghiệm nhưng cho đến nay vẫn chưa có phương pháp hiệu quả để đặc trị. Với sự gia tăng sản lượng cá rô phi trên toàn thế giới, việc hiểu sâu sắc về các mầm bệnh sẽ có ý nghĩa to lớn đối với sức khỏe cá. Khi cá nhiễm TiLV và bùng phát dịch bệnh, khuyến cáo chung là phải khử trùng hệ thống nuôi và các dụng cụ. Polyvinyl pyrrolidone Iodine (PVP) là một chất diệt khuẩn được ưa chuộng sử dụng trong trường hợp này và dưới đây sẽ là những đánh giá về hiệu quả của nó với TiLV.

Cá rô phi nhiễm TiLV

Hoạt tính của PVP được kiểm chứng là rất hiệu quả với TiLV. Ảnh: Anbinh Biochemistry

Con đường truyền lây của TiLV thấy rõ nhất là khi cá bệnh và cá khỏe cùng chung sống trong một thủy vực, rồi lây nhiễm với nhau thành dịch. Vi rút có thể cư trú trong chất nhầy của cá bệnh hay bám trên các dụng cụ nuôi và lây nhiễm sang những con cá khác. Khi khử trùng đúng cách các thiết bị và phương tiện nuôi cá sẽ loại bỏ được nguy cơ truyền lây trong khu vực nuôi, từ đó làm giảm nguy cơ cá bị nhiễm bệnh. Sau khi tiến hành chẩn đoán và báo cáo các mầm bệnh nhất định, cơ quan quản lý địa phương thường yêu cầu khử trùng toàn cơ sở. Do đó, tính nhạy cảm của mầm bệnh đối với các chất khử trùng môi trường là rất quan trọng. Sau thử nghiệm cho thấy hoạt tính của PVP rất hiệu quả với TiLV. PVP cũng khá ổn định trong những điều kiện môi trường nước có nhiều biến động.

Phản ứng của PVP đối với virus

PVP-Iodine là một hợp chất thuộc nhóm halogen, có tính oxy hóa mạnh, có khả năng diệt tốt vi khuẩn, vi rút, nấm và cả nguyên sinh động vật. PVP-Iodine còn có ưu điểm là hòa tan hoàn toàn trong nước. Do đó, hợp chất này được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản với hiệu quả cao, lâu dài, an toàn cho người sử dụng và cả tôm cá, cũng ít khi gây biến động đến môi trường nuôi.

Iodine Violet

Iodine Violet hiệu quả với vi rút TiLV. Ảnh: Anbinh Biochemistry

Khi được đưa vào môi trường, Iodine tự do được phóng thích dần dần khỏi hợp chất PVP-Iodine, các iodine này sẽ thẩm thấu qua vách và màng tế bào vi sinh vật, sau đó sẽ phá hủy và tiêu diệt chúng. Việc phóng thích từ từ của Iodine làm cho tính sát trùng cao hơn. Vì không ảnh hưởng đến mô bào của cá, nên sản phẩm Iodine Violet với thành phần là PVP-Iodine có tác dụng trực tiếp trên vật thể sống để khử và sát trùng bề mặt ngoài cơ thể tôm cùng với trứng của chúng. Khử trùng nước nuôi cũng như dụng cụ một cách triệt để.

Trong quá trình sử dụng, Iodine Violet sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo cũng như hạn chế vấn đề ô nhiễm và tích tụ dưới đáy ao. Tuy cần lưu ý, hiệu quả khử trùng của Iodine Violet sẽ đạt tối đa khi pH nước trong khoảng từ 3-6, môi trường có nhiều chất khử cũng làm giảm khả năng khử trùng. Khi nhiệt độ trên 35oC, hoạt chất sẽ bị mất tác dụng nhanh chóng vì vậy nên sử dụng Iodine Violet vào lúc xế chiều khi trời mát.

Ngày 23 - 08 - 2021
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102