pH trong ao nuôi tôm

pH trong nước là một yếu tố vô cùng quan trọng, phần nào quyết định sức khỏe của tôm nuôi. Tuy nhiên, pH cũng là yếu tố bị biến động nhiều nhất, gây nhiều khó khăn cho quá trình xử lý. Để có những biện pháp phù hợp nhằm ổn định pH phải hiểu rõ pH thay đổi thường xuyên là do những nguyên nhân nào?
thang đo pH đối với tôm

Sự biến thiên pH là do đâu?

pH biến thiên tỷ lệ thuận với oxy, có nghĩa là trong một ngày đêm, lúc oxy hòa tan có hàm lượng cao, cũng là lúc pH đạt giá trị cao. Theo quá trình quang hợp và hô hấp của thủy sinh thực vật, pH cao nhất khi quá trình quang hợp diễn ra mạnh mẽ nhất khoảng 14h chiều và thấp dần lúc ban đêm đến hừng sáng khi lượng oxy hòa tan trong ao giảm thấp xuống. Điều này giải thích là do khi có ánh sáng, quang hợp diễn ra cần rất nhiều CO2, do đó ion H+ phải kết hợp với ion HCO3- để tạo ra CO2 cho quang hợp. Việc mất đi ion H+ sẽ làm pH ao nuôi cao lên theo nhịp độ hoạt động của quang hợp. Ngược lại, vào ban đêm khi chỉ có quá trình hô hấp diễn ra để sử dụng O2 tạo CO2, mà CO2 không được sử dụng vào quang hợp, nên sẽ tạo ngược lại thành ion H+, từ đó pH giảm thấp.

Có thể dễ dàng thấy được căn nguyên của pH chính là sự phát triển của tảo trong ao. Cũng giống như Oxy, pH bị điều khiển chính bởi quá trình quang hợp và hô hấp của tảo. Hơn nửa pH thay đổi còn do kiềm thấp và do nước có tính đệm yếu. Bên cạnh đó, việc pH giảm còn bị ảnh hưởng bởi phản ứng nitrat hóa NH4 của vi khuẩn, do làm tăng hàm lượng ion H+ trong nước. Quá trình này được cho là tương đương với quá trình hô hấp của tảo vì cũng làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao.


Ảnh hưởng của pH đến tôm nuôi

Thông thường đối với tôm, pH từ 7.5 đến 8.5 là khoảng tối ưu nhất. Nếu pH nằm ngoài khoảng này, tôm sẽ bắt đầu có những dấu hiệu bất thường, phát triển chậm và gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Không chỉ vậy, pH của môi trường nước còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các vi sinh vật. Từ đó tác động đến pH trong đường ruột tôm, nơi mà các vi sinh vật cư trú. Nếu pH thay đổi thì chức năng đường ruột sẽ bị biến đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi.

pH biến động sẽ làm độ độc của những loại khí độc trong ao thay đổi. Cụ thể, khi pH cao sẽ làm NH3 trong nước có nồng độ cao, pH thấp sẽ làm khí H2S dễ dàng có cơ hội bùng phát. Đây là hai loại khí độc nguy hiểm nhất, có thể dẫn tới nhiều bệnh với tôm hơn, mà nửa là có thể gây chết hàng loạt.

Tôm cũng là một loài giáp xác, có lột xác thì mới lớn lên và phát triển được. Trong giai đoạn này, tôm rất dễ mẫn cảm với những thay đổi từ môi trường mà nhất là pH. Tôm cần đủ lượng khoáng chất cần thiết và pH ổn định cho quá trình lột xác. Tuy nhiên nếu pH quá thấp, rất dễ gây ra hiện tượng tôm không cứng vỏ, bị dính chân hay không lột ra được vỏ cũ.

pH cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hóa của tôm, các enzyme xúc tác cho các quá trình sinh lý trong cơ thể tôm cũng chịu nhiều tác động bởi pH. Vậy nên, khi pH thay đổi thất thường, quá trình tiêu hóa của tôm sẽ bị biến đổi, tôm bắt đầu còi cọc, chậm lớn, và suy giảm trầm trọng hệ miễn dịch, chức năng bảo vệ cơ thể tôm cũng sẽ bị hạn chế.

Điều chỉnh pH ổn định cũng là điều chỉnh các chỉ tiêu khác của môi trường nước. Do pH là tác nhân tác động đến sự thay đổi của nhiều yếu tố khác trong nước như độ kiềm, độ cứng, độ trong của nước.


Giải pháp ổn định pH

Việc trước hết cần phải làm là thường xuyên theo dõi, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước trong ao, để biết được pH có dao động trong khoảng tối ưu của tôm hay không mà xử lý cho phù hợp. Chạy quạt định kỳ trong ngày, mật độ thả phải phù hợp cho hàm lượng oxy trong ao.

Nên thường xuyên bổ sung men vi sinh xử lý nước, Sivibac+ vừa cải thiện chất lượng môi trường nước và giúp cân bằng sinh học và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên. Thêm nửa là cần quan tâm chặt chẽ đến độ độc của NH3 và H2S. Dùng Yucca digera với hoạt chất saponin có hoạt lực đến 50%, vừa hấp thu khí độc hiệu quả vừa giúp giảm mùi hôi do tảo tàn hay đáy ao quá dơ, cấp cứu nhanh chóng khi tôm nổi đầu và giảm sốc vào buổi trưa nắng.

Những biện pháp gián tiếp nhưng cũng vô cùng quan trọng đó là điều chỉnh lượng cho ăn cân đối, không quá dư thừa, việc chất dinh dưỡng dư thừa sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy cho môi trường nuôi cũng như sức khỏe tôm. Định kỳ trong quá trình nuôi nên bổ sung thêm men tiêu hóa để tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở tôm. Sử dụng các biện pháp an toàn như dùng vôi để nâng pH hoặc hạ pH thông qua việc giảm mật độ tảo, chất hữu cơ tích lũy ở đáy ao.

Ngày 26 - 10 - 2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102