Trước đây, khi tôm đạt size (cỡ) 120 con/kg thì người dân đã có thể có lời vì vậy người nuôi tôm có thể thu hoạch tôm khi nào cảm thấy giá cao. Nhưng hiện nay, size (cỡ) 100 con/kg cũng chưa thể mang lại lợi nhuận cho người nuôi.
Trước thực trạng đó, nuôi tôm cỡ lớn trở một tất yếu cho người nuôi tôm để đạt lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đòi hỏi người nuôi phải thật cẩn trọng trong việc quản lý môi trường nuôi bởi vì:
Ngoài việc chọn con giống đảm bảo tang trưởng size tốt, thức ăn chất lượng thì môi trường nuôi là một yếu tố đặc biệt quan trọng mà người nuôi cần quan tâm và hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát được nếu tuân thủ theo đúng nguyên tắc của môi trường.
Để hỗ trợ người nuôi tôm có thể chủ động nuôi tôm size lớn, An Binh Biochemistry đã nghiên cứu và kinh nghiệm sử dụng sản phẩm của khách hàng lâu năm cho ra đời bộ 3 ứng dụng để đảm bảo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tôm nuôi.
Tôm cần lấy một lượng khoáng nhất định trong môi trường nuôi để tăng trưởng và hình thành lớp vỏ mới. Vỏ mỏng hay mềm là do sự thiếu hụt khoáng chất. Sự lột xác không hoàn chỉnh xảy ra bởi cả sự không cân bằng và sự không hợp lý trong tỉ lệ khoáng hay tôm với sự thiếu hụt năng lượng để kết thúc sự lột xác. Một vài con tôm có vết sẹo trên vỏ sẽ không hoàn thiện được việc lột xác. Một ví dụ là khi có hội chứng taura (TSV) hay nhiễm Vibrio trên vỏ.
Một đợt tảo tàn có thể xảy ra khi một loại khoáng mà phiêu sinh vật cần vào ban ngày bị tôm sử dụng hết trong quá trình lột xác vào ban đêm.
Tôm cần khoảng 23 loại khoáng chất. các khoáng chất chính là Ca, Mg, K, P và NaCl. Các khoáng vi lượng gồm Fe, Mn, Cu, Zn, I, Co, Cs, Ni, Se, F, Mo, Sn, Cr, Sr, V và Si. Tỉ lệ Mg/Ca/K phải đảm bảo 40/15/13. Ví dụ, ở độ mặn 10ppt, người nuôi nen duy trì 400ppm Mg, 150ppm Ca và 130ppm K. do đó, kiểm tra giá trị khoáng định kỳ thì cần thiết đặc biệt cho các ao có mật độ cao hơn 100 PL/m2.
Tất cả khoáng ở trên được đòi hỏi ở lượng nhất định. Sự thiếu hụt một loại khoáng có thể dẫn đến sự bất hoạt của các khoáng khác như được trình bày trong sơ đồ bên dưới.
Nhất thiết, người nuôi phải hiểu nhu cầu cho các loại khoáng này và cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt cho tôm để tránh vấn đề thiếu hụt khoáng. Xa hơn, để mang lại lợi ích cho tôm, khoáng nên được bổ sung đúng thời điểm, như lúc tôm lột xác. Dạng và nguồn khoáng cũng đòi hỏi sự quan tâm và người nuôi nên tìm hiểu hướng dẫn sử dụng từ chuyên gia.
Bảng thành phần khoáng trong nước nuôi tôm ở độ mặn 30ppt
Các ion khoáng trong nuôi tôm ở độ mặn 30ppt |
||
Khoáng (mg/l) |
Tôm thẻ |
Tôm sú |
Na |
7500 |
8000 |
Cl |
10500 |
10000 |
Ca |
550 |
600 |
Mg |
6000 |
500 |
K |
390 |
400 |
P |
400 |
15 |
S |
Nd |
500 |
Mn |
0.2 |
5 |
Cu |
270 |
190 |
Bảng trên cho thấy hàm lượng các khoáng cần thiết trong môi trường nuôi cần thiết cho sự phát triển của tôm ở độ mặn 30ppt. khi độ mặn giảm thì nhu cầu này cũng sẽ thay đổi theo tỉ lệ tương ứng.
Sản phẩm Ryolit với thành phần khoáng đa dạng và được phối trộn với tỉ lệ hợp lý đảm bảo cho việc cân bằng tỉ lệ các khoáng trong môi trường nuôi, giúp đảm bảo tôm luôn đủ khoáng để lột xác và tăng trưởng.
Việc hạn chế thay nước nhằm đảm bảo sự ổn định của môi trường nuôi cũng như hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh trong ao nuôi tôm là cần thiết, tuy nhiên, qua quá trình nuôi thì môi trường nuôi sẽ ngày càng bị áp lực lớn hơn do các chất thải của tôm tích tụ ngày càng nhiều.
Đồng thời, việc xâm nhập của mầm bệnh là không thể kiểm soát hoàn toàn.
Do đó, việc xây dựng một hệ vi sinh vật có lợi ngay từ đầu trong ao nuôi sẽ giúp đảm bảo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển. hệ vi sinh vật có lợi mang lại 2 hiệu quả chính:
1. Phân hủy các chất thải trong môi trường ao nuôi, hạn chế hình thành các khí độc trong ao nuôi, đảm bảo cho môi trường nước luôn tốt.
2. Sự phát triển của vi sinh vật có lợi trong môi trường nuôi sẽ tạo sự cạnh tranh, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Do đó, dù ao nuôi có sự xuất hiện của mầm bệnh nhưng mật độ không đáng kể thì dịch bệnh cũng không thể bùng phát.
Sản phẩm Sivibac chứa hàm lượng cao các vi sinh vật có lợi sẽ giúp người nuôi tôm luôn duy trì được chất lượng nước tối ưu. Để hiệu quả tốt nhất, men vi sinh nên được sử dụng ngay từ trước lúc bắt đầu nuôi và bổ sung thường xuyên để luôn đảm bảo duy trì một mật độ vi sinh vật có lợi hợp lý.
Tôm, cá thải trực tiếp khí độc (ammoniac) và môi trường nước bên cạnh khí độc NH3 thường dễ xuất hiện trong ao nuôi tôm khi hệ vi sinh vật không được đảm bảo. NH3 gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, làm tôm bị stress, dễ tổn thương mang, và tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh có cơ hội tấn công vào tôm yếu.
Vì vậy đặc biệt khi tôm lớn trên cỡ 100 con/kg phải theo dõi khí độc càng nhiều càng tốt những thời điểm như sáng sớm (6 giờ sáng), đầu giờ chiều (2 giờ chiều), sau mưa, trời âm u… khi thấy ao có dấu hiệu khí độc tang đến ngưỡng lập tức dùng Yucca digera để giảm khí độc khẩn cấp tránh tôm bị ảnh hưởng. Sau đó tìm hiểu nguồn sinh khí độc và xử lý các biện pháp kèm theo.
Sản phẩm Yucca digera không chỉ giúp hấp thuc khí độc khẩn cấp mà còn giúp tôm giảm stress và hỗ trợ hoạt động vi sinh hiệu quả hơn và đề phòng sự xuất hiện khí độc khi sử dụng định kỳ.
Yucca digera với nguồn nguyên liệu chất lượng từ Mexico có hàm lượng đậm đặc cao nên kỹ thuật viên có thể nhận biết bằng cảm quan và hiệu quả nhanh khi sử dụng. Khi tôm lớn mà luôn sẳn sàng Yucca digera ở trại thì kỹ thuật viên sẽ yên tâm hơn và giảm được rất nhiều rủi ro.
Ryolit:
- Định kỳ dùng 2kg/1000m3 lập lại mỗi 3 ngày.
- Tôm chuẩn bị lột đồng loạt dùng 2kg/1000m3.
Sivibac:
- Định kỳ dùng 100g/1000m3 lập lại mỗi 3 ngày.
Yucca digera:
- Định kỳ dùng 500ml/3000m3 lập lại mỗi 6 ngày. Dùng trước hoạc sau khi xử ly Sivibac 1-2 giờ.
Lưu ý: Liều trên dùng cho tôm thẻ mật độ nuôi 80con/m2. Nếu ao nuôi thẻ hoặc sú ở mật độ cao hơn hoặc thấp hơn thì tăng hoặc giảm liều theo tỉ lệ.
Với bộ 3 môi trường RSY giúp hạn chế hầu hết các vấn đề môi trường trong ao giúp giảm rủi ro nhưng vẫn giảm được giá thành sản xuất.
Tuy nhiên để nuôi tôm cở lớn kỹ thuật viên cũng cần chú ý tới vấn đề dinh dưỡng cho tôm trong chuyên đề nuôi tôm cỡ lớn phần tiếp theo.
Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu