Ốc hương là loài thủy sản rất nhạy cảm với môi trường
Ốc hương ăn thịt và thường sống ở các vùng cát bùn có nhiều độ sâu khác nhau (5-20m). Đây cũng là một loại hải sản quý, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia. Ốc hương có giá trị thương phẩm cao và nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn. Ốc đánh bắt chủ yếu trong tự nhiên, tuy nhiên nguồn này đang dần khan hiếm do sự khai thác quá mức, làm phá hủy và ô nhiễm môi trường. Do đó, nghề nuôi ốc hương đang được phát triển nhanh chóng ở Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Bằng cách nuôi trong bể bê tông, ao bạt hoặc ao đất, trong các hệ thống nuôi thâm canh. Thông thường, mỗi bể bê tông cấp nước biển tự nhiên được thả với mật độ khoảng 300–350 con/m2. Khoảng chịu đựng của ốc hương đối với amoniac và Nitrit lần lượt là 0,5mg/l và 0,7mg/l. Tương tự như nhiều loài thủy sản khác, ốc hương trong hệ thống nuôi thâm canh cũng phải đối mặt với nhiều mầm bệnh, đặc biệt là các loại vi khuẩn vibrio khác nhau như Vibrio alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. fluvialis, tỷ lệ chết cao lên đến 80%, đã và đang xảy ra ở nhiều trại nuôi.
Giống với các động vật không xương sống khác, ốc hương không có khả năng đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, chúng chỉ dựa vào cơ chế miễn dịch bẩm sinh, nên việc tự bảo vệ rất hạn chế, cần bổ sung nhiều chất kích thích. Kích thước và môi trường nước mà chúng sống sẽ tác động lớn đến việc phòng vệ của ốc. Hiểu rõ về các cơ chế bảo vệ của ốc hương và các yếu tố ảnh hưởng sẽ thực hành quản lý tốt hơn, để giảm thiểu dịch bệnh ở loài có tiềm năng kinh tế quan trọng này.
Ốc hương đã phát triển một khả năng miễn dịch độc đáo để tồn tại trong môi trường nước cực kỳ ô nhiễm cùng với các áp lực từ nhiều vi khuẩn khác nhau. Do đó, các hoạt động của enzyme lysozyme và PO tăng lên đáng kể, được quan sát thấy ở những con ốc lớn hơn (10–15 tháng tuổi) so với những con non (khoảng 5 tháng tuổi). Điều này có thể cho thấy rằng những con vật lớn hơn chịu những căng thẳng cao hơn từ môi trường sống. Nhưng chúng có chức năng sinh lý kém hơn, sức đề kháng thấp hơn với điều kiện nước thiếu oxy, và khả năng sống sót sau thương tổn thấp hơn so với những con non.
Khoáng Kemix cho ốc hương
Thế nên, việc bổ sung thêm chất dinh dưỡng trong quá trình nuôi thương phẩm là một vấn đề rất quan trọng. Trong đó, vitamin C là một loại vitamin quan trọng nhất đối với ốc hương. Vitamin C tham gia vào nhiều hệ thống enzyme, tạo nên các mô liên kết, làm lành các vết thương, tránh hiện tượng ốc bị sưng vòi. Và quan trọng nhất là vitamin C tham gia vào quá trình tăng cường miễn dịch cho ốc, bảo vệ sức khỏe để ốc đủ sức chống lại mầm bệnh. Sử dụng C vitan sẽ giúp quá trình trao đổi ion của ốc với môi trường thuận lợi hơn, làm giảm tác động của các chất hóa học trong nước với ốc, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của sự biến động chất lượng nước. Bên cạnh đó, các nguyên tố vi lượng tích hợp trong Kemix, ở dạng để hấp thu nhất dù với sinh vật “khó tính” như ốc hương, sẽ hỗ trợ cho ốc hương việc phòng và trị các bệnh sưng vòi, bỏ vỏ.
Các yếu tố môi trường sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của ốc hương, bao gồm hô hấp, tiêu hóa, điều hòa thẩm thấu, bài tiết và sinh sản. Hệ thống nuôi cấy tuần hoàn dẫn đến sự giảm nhanh chóng độ kiềm, tăng amoniac và nitrit trong nước nuôi. Những thay đổi này có tác động tiêu cực đến ốc. Ví dụ, tăng trưởng chậm, phân cỡ và tỷ lệ sống thấp, đặc biệt tiêu cực hơn khi chúng được nuôi trong ao đất. Rõ ràng là tất cả các thông số chất lượng nước dưới mức tối ưu đều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và các hoạt động miễn dịch của ốc hương.
Độ mặn thay đổi sẽ làm giảm sự tăng trưởng và làm tỷ lệ sống thấp ở ốc hương. Nhu cầu năng lượng tăng khi ốc ở độ mặn thấp, đó cũng là điều kiện để dịch bệnh phát sinh trên hệ thống nuôi. Vì vậy, nhiều người nuôi sử dụng muối biển tự nhiên để tăng độ mặn cho nước trong mùa mưa, nhưng không có ghi nhận nào về sự thành công hay thất bại của phương pháp này. Do đó, nước biển nhân tạo không thể thay thế cho nước biển tự nhiên để nuôi ốc hương, bằng chứng là trong điều kiện này, ốc hương chết hàng loạt sau 4 tuần, vì đây là một môi trường không thuận lợi cho chúng. Sự giảm tốc độ tăng trưởng của ốc còn có thể là do các thành phần vỏ không hoàn chỉnh trong điều kiện độ kiềm không thích hợp.
Độ mặn thấp làm ốc hương chậm tăng trưởng
Chất lượng nước tối ưu là rất quan trọng đối với việc nuôi ốc hương. Do đó, người nuôi ốc nên lập kế hoạch chuẩn bị, thả giống, giám sát và điều chỉnh chất lượng nước để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho ốc hương.
Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước biển, không cần bổ sung calci vào thức ăn.