Đồng như một yếu tố xúc tác các enzyme. Ảnh: Anbinh Biochemistry
Đồng từ lâu đã được công nhận là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho tôm vì những chức năng quan trọng của nó trong các quá trình sinh lý. Không chỉ riêng con tôm, mà hầu như tất cả các sinh vật đều cần đồng như một yếu tố xúc tác các enzyme, thúc đẩy các phản ứng trao đổi chất. Việc cân bằng đồng trong cơ thể tôm sẽ có thể kiểm soát được độc tính tiềm ẩn của nó. Đến nay, vẫn có rất ít nghiên cứu về tác động của đồng trong chế độ ăn ở tôm. Tuy nhiên, so với đồng bổ sung trong nước, đồng từ nguồn thức ăn có tác dụng sinh lý đáng kể hơn đối với sự tăng trưởng, khả năng miễn dịch, sinh sản và sức khỏe của tôm thẻ chân trắng.
Đồng tham gia vào các quá trình lột xác của tôm. Ảnh: Pixaby
Tôm thẻ là loài thủy sản quan trọng về mặt thương mại do có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu bệnh, và thích nghi tốt với việc nuôi ở mật độ cao. Việc cho tôm thẻ ăn như thế nào, phải bổ sung thêm những chất dinh dưỡng gì đang được rất nhiều người nuôi quan tâm. Tuy nhiên, so với các chất dinh dưỡng đa lượng như protein, lipid và carbohydrate, dinh dưỡng vi lượng lại ít được chú trọng, đặc biệt là các nguyên tố khoáng vi lượng. Nguyên tố đồng có chức năng sinh lý quan trọng hơn đối với động vật giáp xác, vì nó tham gia vào quá trình hình thành sắc tố hô hấp hemocyanin và là nguyên tố cần thiết trong quá trình lột xác của tôm. Do đó, điều quan trọng là phải làm rõ các tác động dinh dưỡng, sinh học và phân tử của đồng trong khẩu phần ăn ở tôm hiện tại.
Đồng trong chế độ ăn từ lâu đã được biết đến là có khả năng thúc đẩy tăng trưởng cho tôm. Với một lượng đồng thích hợp sẽ cải thiện được năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn đối với tôm. Sự thiếu hụt đồng có thể làm tôm chậm tăng trưởng, FCR cao và giảm đáng kể hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của tôm thẻ. Điều này cũng đã được chứng minh ở nhiều loài giáp xác khác như tôm sú, cua, hay các loài tôm khác.
Tất cả các sinh vật đều cần năng lượng để phát triển và duy trì sự trao đổi chất bình thường. Trong thực tế, đồng trong khẩu phần ăn ước tính là 34 -128mg/kg thức ăn đối với tôm thẻ, ở mức tối ưu này sẽ không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Hơn nữa, hàm lượng đồng cao (257mg/kg) dường như cũng không gây bất lợi cho tôm. Sự trao đổi chất phụ thuộc vào sự cân bằng của đồng, vì nguyên tố này là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất ATP. Nồng độ đồng cao nhất được tìm thấy trong gan tụy, tiếp theo là vỏ và cơ. Bên cạnh đó, đồng trong thành phần dinh dưỡng của tôm có thể tác động đến việc chuyển hóa enzyme và acid amin, tuy nhiên cơ chế này đến nay vẫn chưa được làm rõ. Điều này có ý nghĩa to lớn về giá trị dinh dưỡng của đồng. Ngoài ra, đồng cũng giúp hệ miễn dịch bẩm sinh của tôm được cải thiện hơn, nhất là hỗ trợ quá trình thực bào và truyền tín hiệu cho các thành phần miễn dịch.
Khoáng tiêu hóa MCP diges cũng cấp các nguyên tố vi lượng cho tôm. Ảnh: Anbinh Biochemistry
Khoáng chất được tôm cá hấp thu qua mang, da và cả vây. Tuy nhiên sự hấp thụ này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm các chỉ tiêu chất lượng nước, thời tiết và cả sức khỏe của chúng. Chỉ có hấp thu trực tiếp khi trộn chung với thức ăn là hiệu quả nhất khi tôm dễ dàng hấp thụ trực tiếp với một lượng lớn khoáng chất cần thiết. MCP diges bổ sung đồng cho tôm ngay trong những bữa ăn hằng ngày. Kịp thời đẩy nhanh quá trình sản xuất năng lượng cho tôm. Song song đó, với mùi đặc trưng, dẫn dụ tôm tìm đến viên thức ăn, MCP diges làm sự hấp thụ khoáng chất của tôm tăng cao hơn. Cân bằng nguyên tố đồng cần thiết cho tôm phát triển.
Vitamin thường không bền nhiệt và thời gian bảo quản trong thức ăn vì vậy cần thiết bổ sung vitamin lúc cho tôm ăn