Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, bên cạnh công dụng như một loại gia vị, tỏi còn được biết đến là một thảo dược đa năng, với khả năng phòng và chữa trị nhiều bệnh.
Thành phần kháng khuẩn trong tỏi là các hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide trong đó quan trọng nhất là allicin.
Chất diallyl sulphide trong tỏi không chỉ mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh quen thuộc erythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn có tác dụng nhanh hơn.
Hợp chất Allicin chỉ được sinh ra khi tỏi bị nghiền nát hoặc đập dập tuy nhiên allicin lại kém bền nên biến chất rất nhanh ngoài môi trường.
Không nên nấu chín tỏi vì nấu chính các hoạt chất này sẽ giảm đi tác dụng.
Tỏi ngâm lâu ngày trong rượu trắng cũng được chứng minh là không có tác dụng chữa trị bệnh.
Không nên dùng tỏi cho tôm ăn lúc đói, vì nó sẽ gây ra các tác dụng phụ gây rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột.
Trong nuôi tôm tỏi có tác dụng phòng trị, tăng cường hệ miễn dịch cho tôm nuôi đặc biệt các các nhóm vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng nấm...
Tỏi được người nuôi tôm sử dụng cho tôm ăn để phòng nhiều bệnh nguy hiểm trên tôm như bệnh phân trắng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy...
Nhưng hiện nay đa số người dân chế biến tỏi và sử dụng tỏi chưa đúng cách làm giảm tác dụng của tỏi.
Nếu dùng tỏi tự chế biến thì tỏi phải được xay nhuyễn kín, cho trộn cho tôm ăn ngay với liều 3-5g tỏi/kg thức ăn dùng vào cữ ăn cuối cùng của ngày.
Nếu dùng tỏi thành phẩm phải dùng các sản phẩm được sản xuất tinh dầu tỏi chiết xuất từ tỏi tươi thay vì bột tỏi hiệu quả sẽ thấp hơn.
Vitamin thường không bền nhiệt và thời gian bảo quản trong thức ăn vì vậy cần thiết bổ sung vitamin lúc cho tôm ăn