Nhóm khoáng đa lượng cần thiết cho tôm gồm: Calcium (Ca), Phosphorus (P), Magnesium (Mg), Potassium (K).
Nhóm khoáng vi lượng cần thiết cho tôm gồm: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Iod (I), Cobalt (Co), Selenium (Se).
Sự hấp thu Canxi từ môi trường nước, có thể đáp ứng nhu cầu canxi của tôm khi môi trường nước có đủ canxi.
Phospho rất cần trong thức ăn tôm, trong sản xuất thức ăn bột cá là nguồn cung cấp muối khoáng chủ yếu.
Ca và P quá nhiều trong thức ăn làm giảm khả năng hấp thu Mg, vì vậy cần bổ sung Mg khi hàm lượng Ca và P tăng lên. Mg có rất nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như bột cá.
Trong nuôi thâm canh, khoáng vi lượng thường được bổ sung dưới dạng premix khoáng trong thức ăn. Tuy nhiên tôm có thể hấp thụ đủ khoáng vi lượng cần thiết từ môi trường nước.
Sơ đồ thể hiện nhu cầu khoáng của tôm nuôi:
Động vật thủy sản thải trực tiếp NH3 vào trong nước.