NTTS thâm canh ngày càng phát triển trên toàn thế giới, với một số lợi ích đạt được bao gồm: mở rộng diện tích, đa dạng loài nuôi, nâng cao mật độ nuôi, đồng thời kiểm soát tốt môi trường. Tuy nhiên, hễ càng nuôi thâm canh thì dịch bệnh càng nhiều, hệ miễn dịch của tôm cá suy yếu và làm vi khuẩn cơ hội dễ dàng xâm nhập gây bệnh, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn hơn. Từ những vấn đề trên, phát sinh một hiện trạng đáng báo động đó là kháng sinh được sử dụng “vô tội vạ”, có lúc không cần thiết, cả phòng bệnh lẫn trị bệnh, một cách liên tục, dẫn đến nhiều hậu quả có hại và nguy hiểm.
Mặc dù việc sử dụng kháng sinh sẽ cải thiện năng xuất cho nghề NTTS. Nhưng điều này lại có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và cả môi trường. Việc tiếp xúc với kháng sinh dù với liều lượng nhỏ nhưng liên tục, thì cũng dẫn đến rối loạn các hoạt động sinh lý, chuyển hóa, hệ miễn dịch của tôm cá.
Việc lạm dụng kháng sinh trở thành nền tảng của sự phát triển và lan truyền sự kháng kháng sinh trong NTTS. Vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng đa dạng, phức tạp, vào xuất hiện ở khắp mọi nơi. Vấn đề là do trong quá trình xử lý nước thì kháng sinh không được loại bỏ hoàn toàn, nên hệ sinh thái luôn phải ở trạng thái đối mặt trực tiếp với kháng sinh. Một nguyên nhân khác là việc sử dụng kháng sinh liên tục, mọi lúc mọi nơi của người nuôi.
Mục tiêu chính của việc sử dụng kháng sinh vẫn là loại bỏ vi khuẩn có hại. Nhưng điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột vật nuôi, chức năng của ruột, suy giảm tăng trưởng và khả năng miễn dịch của chúng. Sự hiện diện của dư lượng kháng sinh có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe con người, dị ứng, tăng khả năng mắc bệnh ung thư và thiếu máu.
Đây là một loài thực vật phổ biến, được dùng làm gia vị, làm một vị thuốc, cũng như trong dược phẩm và các ngành công nghiệp. Axit petroselinic, axit linoleic, axit oleic và axit palmitic là những thành phần thiết yếu nhất của rau mùi. Ngoài ra, rau mùi rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, β-caroten, vitamin C; khoáng, chất xơ và sắt, giống như các loại rau xanh khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rau mùi là một loại thuốc có giá trị cao trong y học vì tác dụng bảo vệ thần kinh, trị hạ đường huyết, hạ natri máu, hạ cholesterol máu, chống co giật, chống oxy hóa, chống ung thư, giải lo âu, giảm đau nửa đầu và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, tác dụng kháng khuẩn, tẩy giun sán và kháng nấm cũng đã được chứng minh. Trong NTTS, rau mùi với các tác dụng sau:
Cụ thể, sử dụng rau mùi trong NTTS sẽ giúp vật nuôi cải thiện quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó cải thiện tiêu hóa cho vật nuôi. Ở đây, rau mùi sẽ giúp tăng cường hoạt động của các enzyme và tăng tiết dịch mật, điều này rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa và hấp thụ axit béo. Bên cạnh đó, với mùi vị đặc trưng, rau mùi sẽ kích thích sự thèm ăn và cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột của vật nuôi, giúp vật nuôi khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.
Một số nghiên cứu ghi nhận thảo dược không có tác dụng lên các chỉ số huyết học của ĐVTS. Nhưng Rau mùi lại cải thiện các thông số huyết học của tôm cá, điều này đã được chứng minh khi bổ sung 2% chiết xuất hạt rau mùi cho Cá Hồi Vân trong 8 tuần cho ăn. Kết quả cho thấy hàm lượng hematocrit, hàm lượng hemoglobin, bạch cầu, hồng cầu trên cá đều tăng cao sau 8 tuần thí nghiệm.
Cá Hồi Vân
Lượng thảo dược kết hợp trong khẩu phần ăn có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch không đặc hiệu của tôm cá, để chống lại sự xâm nhập của vi rút và vi khuẩn. Rau mùi cũng không ngoại lệ, các thành phần có lợi cho hệ miễn dịch trong rau mùi gồm có polysaccharid, saponin, flavonoid, alkaloids, anthracene, và các acid hữu cơ. Các thành phần này có tác dụng cải thiện đáng kể một số thông số miễn dịch không đặc hiệu như protein huyết thanh, hoạt tính lysozyme, hoạt tính chống oxy hóa. Chiết xuất hạt rau mùi có tác dụng ở cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi, góp phần kích hoạt khả năng bảo vệ vật chủ chống lại mầm bệnh cao hơn. Điều này đã được kiểm chứng khi cho Cá Hồi Vân, Cá Chép Catla và Cá Ngựa Vằn sử dụng chiết xuất rau mùi trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng.
Flavonoid, axit phenolic và phenolic diterpen trong rau mùi có tác dụng “dập tắt” các phản ứng oxy hóa diễn ra trong cơ thể vật nuôi, trả lại nguyên trạng thái ban đầu của các hợp chất.
Thảo dược được coi là lựa chọn thay thế hữu ích cho các loại thuốc, hóa chất truyền thống, để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trong NTTS vì hoạt tính kháng khuẩn của chúng. Nhiều phenol, polysaccharid, proteoglycans và flavonoid trong thảo dược có thể đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát vi khuẩn gây bệnh. Một số nghiên cứu đã chứng minh chiết xuất dầu rau mùi có hoạt tính cao, chống lại cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
Hoạt động giảm thiểu kim loại nặng trong cơ thể thủy sản của Rau mùi đã được nghiên cứu độc lập. Với 2% bột rau mùi trong thức ăn làm giảm 20-30% nồng độ Cadmium (Cd) trong gan và thận của Cá Hồi Vân. Ngoài ra, chiết xuất Rau mùi cũng chống lại sự gây độc của Chì (Pb) bằng cách cải thiện phản ứng miễn dịch trên Cá Rô Phi. Hỗn hợp 2% bao gồm rau mùi, tỏi và tảo Chlorella trong chế độ ăn của Cá Giếc Phổ đã bảo vệ thận khỏi tổn thương do phơi nhiễm Cadmium (Cd). Nồng độ kim loại nặng trong Cá Huso được cho ăn bột rau mùi cũng đã giảm đáng kể.
Sự ứng dụng thảo dược nói chung và Rau mùi nói riêng vào NTTS, sẽ là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường. Giải quyết kịp thời các vấn đề của kháng sinh trong NTTS. Rau mùi bao gồm một số đặc tính có lợi như: kích thích miễn dịch, thúc đẩy tăng trưởng, kháng khuẩn, kháng virus, tẩy giun sán, chất chống oxy hóa, cũng như loại thải loại kim loại nặng. Do vậy, cần nghiên cứu thêm để đưa Rau mùi vào thực tế ngành NTTS, góp phần cải thiện sức khỏe tôm cá theo hướng tích cực với môi trường và nâng cao năng suất cho người nuôi.
Reference: Ahmed Abdou Said, Rasha M. Reda, Heba M. Abd El-Hady. Overview of herbal biomedicines with special reference to coriander (Coriandrum sativum) as new alternative trend for the development of aquaculture. Egyptian Journal of Aquatic Biology & Fisheries. Vol. 25(2): 539 – 550 (2021).
Tôm không tổng hợp được Vitamin C nên hoàn toàn lệ thuộc vào thức ăn.