Ốc hương cung cấp nhiều calo, các loại vitamin B không thể thiếu cho hoạt động của não và hệ thần kinh. Ốc không có cholesterol nhưng lại dễ tiêu hóa.
Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên người nuôi ốc hương hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết này sẽ tổng hợp một số bệnh thường gặp trên ốc hương cũng như các giải pháp phòng trị an toàn:
Những tác nhân này thường xuất hiện vào đầu giữa mùa mưa (tháng 10 – 11 hàng năm) khi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng vật chất hữu cơ thay đổi. Chết hàng loạt là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các trại sản xuất giống, ao và lồng nuôi thương phẩm ốc hương. Ốc bò lên bề mặt nền đáy bể hoặc lồng nuôi, bỏ ăn và chết rất nhanh sau 1 đến 2 ngày, đặc biệt với ốc giai đoạn ương giống. Dấu hiệu kèm theo là vòi lấy thức ăn của ốc lòi ra, sưng tấy. Quan sát kỹ thấy ốc thường giẫy dụa rất nhiều trước khi chết.
a. Trùng loa kèn
Thường gặp nhất ở giai đoạn trứng và ấu trùng. Có hai loài phổ biến là Vorticella và Zoothamnium, chúng thường liên kết thành tập đoàn sống bám trên vỏ ốc, tiêm mao và chân ấu trùng ốc.
Mức độ gây hại sẽ tỉ lệ thuận với số lượng trùng bám và liên quan đến độ bẩn của nước. Mặc dù không lấy chất dinh dưỡng nhưng ở mật độ thấp, trùng loa kèn gây khó khăn cho hoạt động của ấu trùng, còn ở mức độ nhiễm cao chúng có thể gây chết rải rác hay hàng loạt trong các trại sản xuất giống.
b.Trùng lông
Theo hầu hết các mẫu phân tích xác định loại trùng lông này có tên là Ciliophora. Là loài có hình dạng giống như cầu gai, tuy nhiên kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng đặc trưng bởi lông tơ với số lượng rất nhiều, dạng lượn sóng.
Với cường độ nhiễm cao và gây chết hàng loạt ở cả trại giống cũng như giai đoạn nuôi thương phẩm. Chúng là tác nhân ban đầu, bám và tấn công vào vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa ) và ống xi phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm sưng tấy, xuất hiện nhiều chấm đỏ bên trong. Từ đó vi khuẩn, nấm nhân cơ hội tấn công vào các vị trí tổn thương trên. Do vậy, ốc không lấy thức ăn được, không thở được và chết. Ngoài ra khi bệnh, ốc sẽ hoạt động bất thường như ít vùi đáy, phơi mình trên nền cát, chân bụng phồng và có bọng nước.
c. Vi bào tử trùng
Chúng gọi là Glugeo thuộc ngành Microsporia với kích thước nhỏ, không có tiêm mao nhưng chuyển động rất nhanh, kí sinh bên trong ấu trùng với cường độ cảm nhiễm cao. Cản trợ các hoạt động bình thường của ốc tại vị trí kí sinh, lâu ngày gây chết hàng loạt.
Nhiều vùng nuôi, hiện tượng chết hàng loạt cũng được phát hiện là do vi khuẩn và nấm. Vi khuẩn Vibrio và nấm là các tác nhân cơ hội, khi ốc có tổn thương do tác nhân khác hay môi trường sẽ tạo cửa ngõ để chúng tấn công làm ốc bị nặng thêm dẫn đến chết. Nấm Fusarium thường được tìm thấy cùng với vi khuẩn V.alginolyticus nhiều ở các mẫu ốc bị bệnh.
Copepoda
Thường xuất hiện ở giai đoạn ấu trùng khi sử dụng tảo tươi làm thức ăn. Giun có 3 dạng: giun đốt, giun tròn và giun đầu móc hình phẩy, chúng bám trên vỏ ốc, chuyển động rất nhanh, chọc khuấy các bộ phận cơ quan ốc làm cho ốc yếu dần và chết, rất nguy hiểm.
Copepoda xuất hiện trong các bể ương ấu trùng sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp. Chúng dùng chủy tấn công vào các bộ phận của ốc gây tổn thương, bên cạnh đó còn cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với ốc.
Chúng làm giảm tỉ lệ sống và sinh trưởng của ốc, có thể gây chết hàng loạt nếu mật độ cao.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong nuôi thủy sản. Trong khi các biện pháp điều trị chưa có hiệu quả cao, thì phòng bệnh là giải pháp chính.
Trước hết là làm sạch môi trường nuôi, sử dụng men vi sinh Sivibac định kì để phân hủy chất thải, cải thiện môi trường nước.
Nước phải được lọc kĩ loại bỏ các sinh vật khác trước khi cho vào ao hay bể. Trong quá trình nuôi cần thay nước thường xuyên để tránh việc tích tụ chất thải làm ảnh hưởng đến ốc.
Con giống phải được mua ở những cơ sở uy tín, được kiểm dịch đầy đủ của cơ quan thú y. Thả giống đúng kích cỡ, đồng đều. Nên mua giống ở những cơ sở gần vì vận chuyển từ xa sẽ không đảm bảo sức khỏe, dễ bị nhiễm khuẩn và chết, làm lây lan mầm bệnh.
Thức ăn sử dụng phải đảm bảo độ tươi, được vệ sinh sạch sẽ, không có hóa chất bảo quản. Trường hợp thức ăn công nghiệp phải có nguồn gốc rõ ràng, không bị vón cục, không mang mầm bệnh đối với ốc. Ngoài ra, cần thường xuyên bổ sung Kemix vào thức ăn để cung cấp vitamin và khoáng chất giúp ốc sinh trưởng nhanh, tăng sức đề kháng.
Đối với nuôi lồng/đăng cần thường xuyên kiểm tra đáy lồng, xử lí kịp thời khi lưới rách, vệ sinh nền đáy định kỳ. Nếu nền đáy quá bẩn, độ độc của NH3 sẽ tăng cao, Yucca digera với liều dùng định kì 1 lít cho 6000-8000 m3 nước giúp phân hủy nhanh khí độc.
Thường xuyên theo dõi các yếu tố thủy lý hóa như pH, độ mặn, ôxy hòa tan để có biện pháp xử lý phù hợp khi có bất thường xảy ra. Zeoramin giúp tăng khả năng hòa tan của oxi vào nước, hấp thu khí độc, ổn định môi trường, định kì 2-3 ngày dùng 1kg Zeoramin cho 1000-2000 m3 nước.
Kiểm tra liên tục để loại bỏ những cá thể yếu hay chết, tiêu hủy đúng nơi quy định, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tránh lây lan mầm bệnh. Trường hợp xáo trộn quá lớn về môi trường, cần di chuyển lồng/đăng đến khu vực an toàn hay chuyển bể.
Báo ngay với cán bộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương khi có sự cố, hay triệu chứng bất thường xảy ra.
Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu