- Ấu trùng: Bắt mồi thụ động thức ăn vừa cở miệng. Các loại thức ăn như tảo khuê, luân trùng, artemia, vật chất hữu cơ.
- Tôm bột: Tôm ăn giáp xác nhỏ, nhiễn thể, giun nhiều tơ.
- Tôm trưởng thành: Thức ăn là giáp sống đáy, 2 mãnh vỏ, giun nhiều tơ và hậu ấu trùng động vật sống đáy.
Tôm sú là loài thích hoạt động bắt mồi về đêm ăn mồi chậm. Trong khi tôm thẻ chân trắng có thể ăn liên tục, bắt mồi nhanh có thể ăn thức ăn lơ lững và phụ thuộc nhiều vào hàm lượng oxy hòa tan.
Tôm thẻ chân trắng tiêu hóa thức ăn rất nhanh trong vòng 1 giờ ở nhiệt độ trên 31oC, nhiệt độ càng cao thì tốc độ tiêu hóa càng nhanh.
Thời gian (% thức ăn còn lại ở các khay) |
Nhiệt độ (° C) |
||
26-28 |
29-31 |
32-34 |
|
Sau một tiếng Sau hai tiếng Sau ba tiếng |
10-20 5-15 0-2 |
2-5 0-2 0 |
0 0 0 |
(The Advocate – Tạp chí toàn cầu về thủy sản nuôi số tháng 5-6/2012)
Hệ tiêu hóa tôm gồm có miệng, dạ dày, gan tụy, ruột và hậu môn
Hệ tiêu hóa tôm rất phát triển. Ở tôm có ruột trước phân hóa thành dạ dày có cấu tạo phức tạp với chức năng nghiền thức ăn, ruột giữa có tuyến tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, ngoài ra ở đây có một tuyến đặc biệt có chức năng đồng thời như gan và tụy ở động vật bậc cao. Dịch này có khả năng tiêu hóa được lipid, glucid, protid.
Gan không có dây thần kinh, nên gan bị tổn thương gần như tôm không bị ảnh hưởng đến hoạt động cho đến khi gan hoàn toàn bị hư hại.