Các chất kích thích miễn dịch là chiến lược phòng chống dịch bệnh bền vững trong nuôi tôm. Trong hiện trạng gia tăng vi khuẩn kháng thuốc và các chất tồn dư có hại, ngành công nghiệp nuôi tôm đang chuyển sang sử dụng các chất kích thích miễn dịch. Các hợp chất kháng virus, thân thiện với môi trường có thể củng cố hệ thống miễn dịch ngăn chặn một loạt các mầm bệnh xâm nhập trên tôm nuôi.
Các nhà nghiên cứu đang từng bước hướng đến các chất kích thích miễn dịch trên tôm. Nếu thành công triển khai khi duy trì an toàn sinh học trong trại nuôi sẽ giảm sự phụ thuộc vào thuốc kháng sinh và ngăn chặn dịch bệnh đốm trắng hiệu quả.
Bệnh đốm trắng do virus hội chứng đốm trắng (WSSV) gây ra. Các đợt bùng phát đốm trắng rất dễ lây lan và gây nhiều thiệt hại, có thể gây tỷ lệ chết 100% vòng 3-7 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Hiện tại, không có bất kỳ loại thuốc nào điều trị bệnh đốm trắng, vì các nhà nghiên cứu không thể xác định chính xác con đường lây nhiễm của virus trên tôm. Việc thiếu dữ liệu gen của virus và thông tin ít ỏi về cách mầm bệnh tương tác với các mô vật chủ càng dẫn đến nhiều thách thức.
Tôm giống như các loài giáp xác và động vật không xương sống khác, thiếu hệ thống miễn dịch thích nghi. Thay vào đó, chúng dựa vào hệ thống miễn dịch bẩm sinh (cơ chế bảo vệ tự nhiên và phản ứng dịch thể) để ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này có nghĩa là tôm sẽ phản ứng với bất kỳ mầm bệnh nào như thể đó là lần tương tác đầu tiên của chúng với mầm bệnh, các kháng thể nhận biết sẽ không phát triển được lâu dài để ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng trong tương lai. Do phản ứng miễn dịch của tôm rất ngắn nên việc tìm ra vaccine hiệu quả vẫn còn nhiều trở ngại. Điều này phần nào giải thích được lý do tại sao ngành tôm không thể ngăn chặn dịch bệnh đốm trắng.
Bởi vì các phương pháp điều trị còn hạn chế, các nhà sản xuất tôm đã lựa chọn cách phòng ngừa để ngăn chặn dịch bệnh đốm trắng và tiến hành thử nghiệm hóa trị liệu và chất kích thích miễn dịch khác.
Chất kích thích miễn dịch là những chất có trong tự nhiên giúp tăng cường hệ thống phòng thủ của các sinh vật chủ, giúp cơ thể vật chủ có khả năng đề kháng tốt hơn đối với sự nhiễm bệnh do virus, vi khuẩn nấm hay ký sinh trùng mà không dẫn đến nguy cơ kháng thuốc. Điều này thúc đẩy ngăn chặn mầm bệnh hoặc ký sinh trùng xâm nhập, được sử dụng cho tôm thông qua 2 con đường: đường ăn uống và đường tiêm. Qua các cuộc khảo nghiệm, những hợp chất này an toàn hơn thuốc trị liệu hóa học và có phạm vi hiệu quả rộng hơn vaccine.
Nếu một phân tử kích thích miễn dịch vượt qua vỏ ngoài cứng cáp của tôm, nó sẽ đi vào khoang cơ thể chính. Ở đó, hệ thống miễn dịch bẩm sinh của tôm sẽ phát hiện ra nó như một vật chất lạ. Vì hệ thống này có thể phân biệt tế bào nào thuộc về tôm và tế bào lạ từ bên ngoài vào, chất kích thích miễn dịch bắt đầu một chuỗi các sự kiện nhằm hình thành và củng cố hệ thống miễn dịch. Việc này tạo ra môi trường thù địch cho các mầm bệnh tiềm ẩn. Nếu mầm bệnh được đưa vào khoang cơ thể chính của tôm, các tế bào sẽ tấn công mạnh mẽ thông qua quá trình thực bào. Một khi mầm bệnh bị tiêu diệt, các mảnh vụn của nó sẽ tập trung trong các mô mang và xoang trước khi được thải ra nước xung quanh.
Các nhà nghiên cứu tin rằng các chất kích thích miễn dịch có hiệu quả vì chúng khởi động các phản ứng miễn dịch của tôm khi chúng ở giai đoạn ấu trùng - giống như khả năng phát triển hệ miễn dịch bẩm sinh. Không giống như các kháng thể miễn dịch thích ứng hoặc miễn dịch do vaccine gây ra, chúng kích hoạt một phản ứng tổng thể hoặc tổng thể để phát hiện và loại bỏ nhiều tác nhân gây bệnh.
Chất kích thích miễn dịch có thể được chia thành nhiều nhóm tùy thuộc vào nguồn gốc của chúng. Các nhà khoa học đã chỉ ra 1 số loại chất kích thích miễn dịch được dùng để ngăn ngừa bệnh đốm trắng ở tôm như sau:
- Chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc từ thực vật và tảo (rong biển nâu, cây anh túc...), vi khuẩn (Bào tử vi khuẩn Baculovirus), nấm (Candida aquaetextoris S527 – một loại nấm men), Tỏi trong Licin Garlic, Glucan MOS
- Chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc từ động vật (Cathelicidin 5 - một peptide thu được từ cá sấu Trung Quốc).
Ngoài ra các yếu tố dinh dưỡng cũng có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng miễn dịch trên tôm.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng sẽ không hiệu quả nếu chỉ sử dụng thuốc kích thích miễn dịch. Mặc dù dữ liệu thử nghiệm cho thấy chúng làm cho tôm có khả năng chống lại bệnh đốm trắng tốt hơn, nhưng việc sử dụng chất kích thích miễn dịch sẽ không hiệu quả khi vướng phải những sai sót trong quá trình nuôi và vệ sinh. Nên làm sạch hoàn toàn và khử trùng đáy ao sau mỗi chu kỳ nuôi. Điều này sẽ loại bỏ mầm bệnh và các sinh vật trung gian tiềm ẩn trong môi trường.
Vì vậy, cần duy trì các biện pháp an toàn sinh học trong khi sử dụng chất kích thích miễn dịch, cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng của tôm để có hiệu quả tốt nhất.
Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước biển, không cần bổ sung calci vào thức ăn.