Cá trắm cỏ thuộc họ cá chép, loại cá dần được nuôi phổ biến ở nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, diện tích nuôi càng lớn thì dịch bệnh càng xảy ra thường xuyên. Trong đó, xuất huyết là triệu chứng xuất hiện nhiều nhất trên cá trắm cỏ.
Xuất huyết trên cá trắm cỏ xuất hiện quanh năm, khi trời mát, nhiệt độ từ 25-32oC, thường vào cuối xuân, đầu hè (tháng 3-5) và cuối thu (tháng 8-10). Bên cạnh đó, bệnh còn xuất hiện khi trời bão, áp thấp nhiệt đới, khi mà nhiệt độ thay đổi đột ngột, môi trường nuôi bị ô nhiễm trong thời gian dài. Cùng với đó là quá trình chăm sóc cá không tốt, khiến sức đề kháng của cá giảm, dễ nhiễm nhiều mầm bệnh do vi khuẩn và virus.
Do môi trường nuôi không ổn định cho sự phát triển của cá, nên ban đầu trước khi nhiễm mầm bệnh gây xuất huyết, cá có thể bị tấn công bởi ký sinh trùng. Những sinh vật này làm da vây cá ửng đỏ, dễ quan sát nhất là ở hốc vây, hoặc đuôi cụt, bị xơ.
Sau đó là đến mang cá, khi nhiễm ký sinh trùng, nắp mang cá thường hở, bị phồng rộp. Đôi khi các sợi tơ mang màu hồng tím (do thiếu oxy), có nhiều chất nhầy và bị xơ cụt như đuôi cá. Nếu xuất huyết quá nặng, mang cá có thể bị thối, hoại tử, và có nhiều đốm trắng trên các tơ mang và lược mang.
Cả khi nhiễm vi khuẩn và virus thì cá trắm đỏ đều bị xuất huyết rồi chết. Do đó, người nuôi thường lầm tưởng xuất huyết là một bệnh và chỉ do một tác nhân gây ra. Tuy nhiên cần phân biệt rõ nguyên nhân của xuất huyết là do tác nhân nào gây ra để có những biện pháp xử lý phù hợp.
Để phân biệt tác nhân gây xuất huyết trên cá trắm cỏ, người nuôi cần lưu ý giai đoạn xuất hiện, các triệu chứng bên ngoài và bên trong của bệnh.
So sánh triệu chứng xuất huyết trên cá trắm cỏ do 2 tác nhân khác nhau
Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho cá:
Bổ sung thêm các loại rau xanh mà cá thích ăn như su hào, lá bí, lá sắn, cộng thêm các loại thức ăn công nghiệp.
Tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cá bằng cách thêm tỏi tươi vào khẩu phần ăn hằng ngày cho cá. Tỏi tươi còn có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên.
Ngoài ra, Vitamin C complex, men tiêu hóa Biobactil cũng cần thiết cho cá để tăng sức đề kháng, chống stress khi môi trường sống của cá bị ô nhiễm.
Quy trình phòng trị bệnh xuất huyết
Tập trung xử lý môi trường nuôi cá:
Định kỳ 10-15 ngày/lần diệt khuẩn, khử trùng ao nuôi bằng Iodine Violet hoặc Gluta S.
Đặc biệt không được thay nước, nếu bắt buộc phải thay thì cần đảm bảo cẩn thận vì mầm bệnh có thể dễ dàng lây lan qua nguồn nước.
Sau 48 giờ diệt khuẩn, tiến hành đánh men vi sinh cải thiện và ổn định môi trường nước một cách lâu dài, bên cạnh đó đây cũng là nguồn phát triển thức ăn tự nhiên cho ao nuôi cá trắm cỏ.
Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước biển, không cần bổ sung calci vào thức ăn.