Về bệnh sụt vảy trên cá chẽm

Tháng 9 năm 2019, một trận dịch bệnh trên cá chẽm nuôi thương phẩm ở Malaysia đã gây thiệt hại kinh tế nặng nề.
bệnh sụt vảy trên cá chẽm

Cá bị bệnh này có các dấu hiệu sụt vảy, lờ đờ, phần lưng sẫm màu, vảy dễ bong ra, tuột vảy nghiêm trọng, đỏ xuất huyết ở phần bụng và có xu hướng bơi ở gần mặt nước. Kiểm tra mô bệnh học cho thấy những thay đổi bất thường ở nhiều cơ quan nội tạng bao gồm tế bào gan, ống thận hoại tử, cầu thận teo, xung huyết và xuất huyết ở lá lách và não, cũng như sự xâm nhập của các tế bào viêm tế bào lympho.

Quan sát kính hiển vi điện tử cho thấy sự hiện diện của nhiều virus trong tế bào chất của cá bị nhiễm bệnh. Sau đó, phân tích trình tự PCR cũng chứng minh tất cả cá xét nghiệm đều dương tính với vi rút gây bệnh sụt vảy (SDDV). Bệnh này lan lây nhanh trên cá chẽm ở Malaysia và có nhiều khả năng sẽ lan rộng trên khắp các nước Đông Nam Á nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Cá chẽm nuôi ở Châu Á

Cá chẽm (Lates calcarifer) là một loài cá biển nuôi quan trọng ở Malaysia và một số nước ở Đông Nam Á. Chúng được nuôi ưa chuộng do tốc độ tăng trưởng nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện lồng nuôi. Tuy nhiên, dịch bệnh là một trong những trở ngại lớn đối với ngành nuôi cá chẽm châu Á. Việc tăng cường nuôi cá chẽm khiến cá dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm gây ra hơn.


Về bệnh sụt vảy trên cá chẽm

Hội chứng sụt vảy được phát hiện lần đầu vào năm 2012 tại Singapore với nghi ngờ là do một loại virus mới gây ra. Sau đó xác định đây là virus gây sụt vảy (SDDV), một loại vi rút mới có khoảng 68% đặc điểm nhận dạng bộ gen. Bệnh này sau đó cũng có tên gọi là bệnh sụt vảy (SDD), bệnh tiếp tục được ghi nhận tại Singapore, Indonesia và Thái Lan. Vì cá chẽm là loài cá biển được nuôi quan trọng về mặt kinh tế. Do đó, cần nhận thức tốt hơn để ngăn chặn sự lan rộng của mầm bệnh.

Dấu hiệu lâm sàng

Cá bị bệnh trước hết có biểu hiện lờ đờ, lưng sẫm màu, mất vảy nghiêm trọng, phần bụng bị đỏ và có xu hướng bơi trên mặt nước. Các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nhất là bong tróc vảy khi cọ xát nhẹ và xuất huyết da ở phần bụng của cơ thể. Bên trong, gan và lá lách to với những nốt xuất huyết. Đôi khi, một số loài rận biển và ngoại ký sinh cũng được tìm thấy trên mang của cá chẽm khi nhiễm virus này. Có vẻ như tất cả cá bị nhiễm virus đều có dấu hiệu lâm sàng điển hình là sụt vảy, nhưng với những mức độ nghiêm trọng khác nhau.


Mô bệnh học


Hầu hết tất cả các mạch máu của gan cá đều bị tắc nghẽn nghiêm trọng, một số có huyết khối, trong khi một số ít có dấu hiệu co thắt quanh mạch. Các ống thận cho thấy sự thoái hóa và xâm nhập của các tế bào viêm tế bào lympho, nhiều cầu thận bị teo lại. Lá lách xung huyết nghiêm trọng, não xung huyết nhẹ và có sự xâm nhập của các tế bào lympho ở cả màng não và nhu mô não.

Kiểm soát dịch bệnh

Nhiệt độ nước dao động mạnh, độ mặn và lượng mưa lớn trong giai đoạn này có thể làm bùng phát dịch bệnh nặng hơn. Hơn nữa, nhiễm SDDV dẫn đến tỷ lệ tử vong từ thấp đến trung bình và tỷ lệ phổ biến hơn ở cá chẽm trưởng thành đạt kích cỡ gần thu hoạch. Do đó, thiệt hại kinh tế là rất cao. Những con cá sống sót sau dịch bệnh đều có biểu hiện tổn thương bên ngoài, điều này cũng làm giảm giá trị thị trường của chúng.

Những kết quả kiểm tra cho thấy có thể SDDV đã lưu hành ở nhiều quốc gia từ trước đó nhưng không được phát hiện. Do đó, nên áp dụng các công cụ xét nghiệm nhanh như PCR để hỗ trợ quá trình kiểm soát dịch bệnh trên cá chẽm. Đồng thời, tích cực xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi và sử dụng Gluta S để ngăn chặn nguồn lây truyền mầm bệnh.

Dịch bệnh sụt vảy này xảy ra vào trước mùa gió mùa, tức là vào tháng Chín. Sự lây truyền SDDV vào trại nuôi vẫn chưa rõ ràng nhưng mật độ nuôi cao có thể làm tăng tỷ lệ lây khi tiếp xúc gần. Nên nhanh chóng loại bỏ cá chết và thu hoạch ngay những con cá còn sống để chúng không bị ảnh hưởng. Vì vậy, sử dụng cá giống chất lượng cao, sạch bệnh và thực hiện an toàn sinh học tốt là một trong những phương pháp tốt nhất để tránh sự xâm nhập và lây lan của SDDV trong các trại nuôi cá chẽm.

Ngày 12 - 07 - 2022
Phòng kỹ thuật An Bình
Chủ đề liên quan:
Bạn có biết?

Vitamin thường không bền nhiệt và thời gian bảo quản trong thức ăn vì vậy cần thiết bổ sung vitamin lúc cho tôm ăn

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102