Bệnh đốm trắng do virus WSSV (white spot syndrome virus)- loại virus hình que, có vỏ bọc gây ra bệnh trên cả tôm sú, tôm thẻ chân trắng và gần như là tất cả các loài giáp xác. Virus có thể tồn tại trong nước ao 3,4 ngày nhưng sẽ tồn tại rất lâu trong cơ thể vật mang chờ cơ hội lây truyền bao gồm giun nhiều tơ, cua còng, artemia...
Bệnh lây lan rất nhanh và gây chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên tới 100% từ 3-7 ngày từ khi bệnh xuất hiện. Bệnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên vào thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp bệnh sẽ xuất hiện với tần suất cao hơn. Bệnh thường xuất hiện phổ biến từ 1 đến 1,5 tháng nuôi.
Tôm sú nhiễm virus hay tắp mé, riêng tôm thẻ thường nổi đầu, ít có hiện tượng tắp mé. Trước khi xuất hiện đốm trắng, tôm thường bị đỏ thân trong giai đoạn mới nhiễm (do virus làm các tế bào sắc tố nở rộng ra), nếu tôm còn nhỏ, sức đề kháng yếu tôm sẽ chết trước khi đốm trắng xảy ra. Tuy nhiên triệu chứng điển hình của bệnh vẫn là đốm trắng, đốm trắng xuất hiện nhiều nhất bên trong vỏ tôm, ở giáp đầu ngực, gần đốt sống vị trí thứ 6 (do tế bào da bị virus ký sinh, mất cấu trúc nên không đủ dưỡng chất cung cấp cho lớp vỏ phía trên). Rất nhiều trường hợp tôm đỏ thân tắp mé, con đốm trắng thì đã chết chìm xuống đáy và bị đồng loại ăn nên người nuôi không phát hiện là tôm đã mắc bệnh đốm trắng, lúc phát hiện thì bệnh đã quá nặng.
Virus xâm nhập vào cơ thể tôm, sẽ kí sinh trong nhân tế bào làm nhân tế bào bị sưng rất to và mất đi cấu trúc vốn có của nó. Khi soi dưới kính hiển vi sẽ thấy virus có nhiều ở da (trung, ngoại bì), biểu mô ống lót của dạ dày, ruột.
Bệnh đốm trắng lây lan theo chiều ngang qua việc virus bị con bệnh phóng thích ra môi trường, xâm nhập vào con khỏe, qua đường tiêu hóa khi con khỏe ăn thịt con bệnh và qua các loài trung gian truyền bệnh, các dụng cụ dùng chung. Hơn nửa, bệnh cũng lan truyền được qua chiều dọc (bố mẹ truyền cho con). Với mức độ nguy hại cao, chưa có thuốc đặc trị nên phòng bệnh từ xa vẫn là phương pháp được đặt lên hàng đầu để ngăn ngừa bệnh đốm trắng.
Đầu tiên cần quan tâm bậc nhất chính là khâu chọn giống, giống tôm nuôi được chọn phải được kiểm định đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định, chứng tỏ sạch bệnh, không nhiễm virus đốm trắng cũng như bất kỳ loại mầm bệnh nào khác. Khi cần thiết phải xét nghiệm PCR hay dùng que thử đốm trắng với tôm giống sắp thả.
Chú ý khâu vận chuyển vì nhiệt độ không ổn định là điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập gây bệnh; thả giống vào thời điểm thích hợp; loại bỏ tôm xấu, yếu trước khi thả. Một số trại cũng che bạt vào mùa đông để nhiệt độ không xuống quá thấp làm dịch bệnh dễ bùng phát và lây lan.
Dùng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, cống cấp thoát nước. Làm rào chắn, giăng lưới bẫy các loài trung gian mang mầm bệnh, ngăn chặn thiên địch như cua, còng hay chim, cò…
Hạn chế việc cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, nước nuôi phải được xử lý qua ao lắng, diệt tạp khử trùng trước khi cho vào ao để đảm bảo không còn mầm bệnh. Trong quá trình nuôi nên sử dụng Sivibac+để cung cấp vào nước các loại vi sinh vật có lợi, cải thiện chất lượng nước ao, cân bằng sinh học với liều định kỳ 100g/10.000m3 nước.
Quạt nước thường xuyên để cung cấp oxy hòa tan cho tôm nuôi, dọn sạch đáy ao, phân, thức ăn thừa để ngừa nguy cơ mầm bệnh trú ẩn và phát sinh trong các chất thải đáy ao.
Cần thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước như oxy hòa tan, pH, nồng độ các chất độc trong ao NH3, NO2,...Nếu các chỉ tiêu này biến động sẽ gián tiếp tạo điều kiện để virus tấn công tôm nuôi, khi sức khỏe của tôm yếu vì phải chống lại sự thay đổi của môi trường. Trường hợp khí độc cao, nên sử dụng Yucca digera để cấp cứu nhanh tôm nổi đầu, chống sốc vào buổi trưa; phân hủy nhanh lượng khí độc trong ao nuôi tôm với liều lượng 1 lít cho 3000-5000m3 nước.
Thu lượm và loại bỏ tôm chết ra khỏi ao nuôi. Sau đó dùng Gluta S với 1lit/2000m3 nước hoặc Iodine Violet với 1lit/3000m3 nước, pha với nước lượng vừa đủ rồi tạt đều khắp ao để phòng ngừa dịch bệnh về sau.
Hằng ngày kiểm tra thường xuyên sức khỏe của tôm nuôi, kiểm tra thức ăn trong vó (nhá), sức ăn của tôm mỗi cử ăn để kịp thời xử lý khi có bất thường xảy ra. Chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đủ độ đạm, không hư mốc.
Bổ sung vào thức ăn vitamin C complex với 2g/kg thức ăn định kỳ 2 ngày 1 lần giúp tôm khỏe mạnh, chống sốc. Ngoài ra cũng nên cung cấp thêm khoáng vi lượng thiết yếu Ryolit vào nước và thêm vào thức ăn khoáng tiêu hóa MCP. diges để đảm bảo đầy đủ khoáng chất cho quá trình lột xác và sinh trưởng của tôm . Sau đó trộn men tiêu hóa ổn định đường ruột Bio Bactil vào thức ăn để những vi sinh vật có lợi góp phần tăng sức đề kháng của tôm chống lại mầm bệnh, hỗ trợ hệ miễn dịch và hoạt động tiêu hóa.
Khi phát hiện có dịch xảy ra, nếu tôm đến cỡ thu hoạch thì phải thực hiện ngay từ 1 -2 ngày để hạn chế thiệt hại, nếu tôm còn nhỏ thì hủy tôm bằng Chlorine nồng độ 40ppm. Tôm chết phải xử lý cẩn thận, tốt nhất là chôn cách xa khu vực nuôi, tránh việc làm lây lan sang các hộ nuôi lân cận.
Đốm trắng không phải là bệnh mới, hầu như đa số các hộ nuôi tôm không ai là không biết thông tin về bệnh này. Tuy nhiên, đến nay khi thuốc đặc trị bệnh đốm trắng vẫn chưa có thì việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh là hết sức quan trọng, sẽ quyết định thành công của vụ nuôi. Nhất là trong lúc thời tiết mát mẻ, nhiệt độ giảm thấp thì virus đốm trắng càng dễ phát sinh và gây bệnh nên người nuôi cần quan tâm nhiều hơn nữa thì vụ nuôi mới đạt được kết quả như mong đợi.
Gan không có dây thần kinh, nên gan bị tổn thương gần như tôm không bị ảnh hưởng đến hoạt động cho đến khi gan hoàn toàn bị hư hại.