Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) đang ngày một trở thành một mầm bệnh phổ biến trong nuôi tôm thâm canh, lan nhanh trong khu vực Châu Á bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ. Gần đây, EHP cũng đã được báo cáo ở Venezuela, nằm ở bán cầu tây.
EHP gây ra các tổn thương ở tế bào biểu mô ống gan tụy và làm chậm phát triển dẫn đến tăng sự thay đổi về kích thước. Các chuỗi phân màu trắng nổi trên bề mặt nước ao và sự hiện diện của tôm có biểu hiện đổi màu trắng ở đường ruột trong các ao này cũng có liên quan đến EHP. Trong giai đoạn phát triển của bệnh, tôm bị nhiễm EHP thường có biểu hiện mềm vỏ, lờ đờ, giảm lượng thức ăn, bỏ ăn giữa chừng và chết.
Ở các quốc gia mà EHP xuất hiện, việc nuôi tôm được thực hiện trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, bao gồm các vùng biển, ven biển, vùng cửa sông và cả trong nội địa. Do đó, độ mặn của các ao nuôi tôm thương phẩm dao động rất lớn trong khoảng 0 đến 44 ppt, và EHP đã được báo cáo trong cả môi trường có độ mặn cao và thấp. Đặc biệt, tỷ lệ mắc EHP dường như cao hơn trong môi trường có độ mặn cao, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối quan hệ có thể có giữa độ mặn và sự hiện diện của EHP trong ao nuôi tôm. Đó là lý do thực hiện bài báo cáo này.
Các chuyên gia xem xét mức độ nhiễm EHP ở tôm với 3 độ mặn khác nhau là 2, 15 và 30ppt (EHP được phân lập từ các chuỗi phân tôm). Ở cả ba độ mặn, tỷ lệ sống của tôm sau khi nhiễm EHP đều rất cao từ 90 đến 100%. Tỷ lệ nhiễm EHP ở độ mặn 2 ppt, 15 ppt và 30 ppt trong thử thách 1 lần lượt là 25, 33,3 và 25%. Nhưng khi làm lại lần 2, tỷ lệ nhiễm ở 2 ppt, 15 ppt và 30 ppt lần lượt là 33,3, 30,0 và 87,5%, mức độ nghiêm trọng cao hơn ở độ mặn 30 ppt trong thí nghiệm thứ 2, đến 50% tôm nhiễm EHP ở độ mặn 30 ppt có biểu hiện tổn thương nặng. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa độ mặn cao và tỷ lệ nhiễm EHP trên tôm.
Mô gan tụy của tôm được kiểm tra mô học và xét nghiệm PCR ở 3 độ mặn khác nhau, tất cả các nghiệm thức đều cho thấy ống gan tụy bị tổn thương. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra một số con đường lây nhiễm EHP bao gồm sống chung, lây truyền từ tôm bố mẹ và tiêm trực tiếp vào gan tụy. Do thức ăn không tiêu hóa được trong phân tôm chiếm đến 25–30%, trong đó bào tử nhiễm EHP sẽ lây truyền theo chiều ngang sang tôm chưa nhiễm trong khu vực nuôi. Có thể xác nhận rằng EHP có thể lây nhiễm ở nhiều độ mặn khác nhau, dao động từ 2 đến 30ppt. Tuy nhiên độ mặn càng cao thì tỷ lệ nhiễm EHP càng cao. Và mức độ tổn thương của tôm cũng cao hơn ở độ mặn 30ppt trở lên.
Độ cứng cũng là một chỉ tiêu bị ảnh hưởng trong nghiên cứu này. Độ cứng và hàm lượng canxi chính là những chất xúc tác sự phát triển bào tử EHP ở độ mặn cao hơn. Sự khác biệt về độ mặn của nước có thể tăng cường sự lây nhiễm của EHP trong ao nuôi tôm.
Hiện tại EHP có thể chẩn đoán nhanh bằng PCR. Tuy nhiên việc sử dụng các hóa chất diệt khuẩn, xử lý môi trường sẽ khó diệt trừ hoàn toàn bào tử của EHP. Do đó, nên áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học tổng hợp cho ao tôm. Chú ý diệt trùng các dụng cụ nuôi bằng Gluta S hay Iodine violet để hạn chế mầm bệnh còn sót lại trong lần sử dụng trước. Con giống phải được xét nghiệm, đảm bảo chắc chắn không có mầm bệnh EHP.
Hàm lượng chất hữu cơ trong ao cũng được chứng minh là giúp vi bào tử trùng phát triển, do đó loại bỏ chất hữu cơ dư thừa ra khỏi ao được xem là một biện pháp rất hữu hiệu. Dọn dẹp thức ăn thừa, các chất thải, mùn bã hữu cơ trong ao ngay từ đầu và cả trong quá trình nuôi bằng Sivibac+, một sản phẩm dọn sạch đáy ao, ổn định và cải thiện môi trường nước, với liều dùng định kỳ 100g cho 10.000m3 nước.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi cũng tăng cường sức đề kháng của tôm bằng men vi sinh hỗ trợ đường ruột Bio Bactil, với tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa thức ăn và kích hoạt hệ thống miễn dịch của tôm. Gan tụy là bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể tôm, do đó cũng cần bổ sung thêm Hepatopan vào thức ăn với liều 2-3ml/kg thức ăn, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn trong việc bài thải chất độc đồng thời cũng cải thiện sức khỏe tôm nuôi một cách đáng kể.
Tôm không tổng hợp được Vitamin C nên hoàn toàn lệ thuộc vào thức ăn.