“Bắt” và trị bệnh trên cá trắm cỏ

Nuôi ghép cá nước ngọt là hình thức phổ biến ở các tỉnh khu vực miền Bắc. Trong đó cá trắm cỏ, đối tượng có tỷ lệ nuôi cao nhất và cũng dễ bị bệnh nhất trong ao. Đặc biệt là khi thời điểm thời tiết vào hạ như hiện nay.
bệnh cá trắm cỏ

1. Bệnh xuất huyết

2. Bệnh do ngoại ký sinh trùng

Dấu hiệu chung: cá tách đàn, yếu, bơi lờ đờ trên tầng mặt và sát bờ ao. Da cá chuyển sang màu tối, mất nhớt, nhiều vết loét ăn sâu vào cơ thể, xuất huyết trên thân. Cá thường bị ghép bởi nhiều loại ký sinh trùng và nấm bám trên các vết trầy xước, trên da, vây và mang cá. Bị nặng, bên trong nội quan có dấu hiệu xuất huyết, bụng cá chướng to, chứa nhiều dịch.

a. Trùng bánh xe - Trùng quả dưa

Hai loại ký sinh trùng này hay bám trên mang cá, phá hủy các tơ mang, mang nhiều nhớt, chuyển màu trắng bạc, gây cản trở hô hấp. Da cá thường chuyển sang sẫm màu. Cá sẽ rất ngứa ngáy khó chịu.

Riêng đối với trùng quả dưa, trên da sẽ nổi những nốt sần lấm tấm màu trắng, cá tiết nhiều nhớt. Khi quá quá yếu chỉ còn ngoi đầu lên mặt nước thở, đuối bất động cắm xuống đáy. Sau cùng cá lộn nhào vài vòng rồi lật bụng mà chết.

Trùng bánh xe thường xuất hiện quanh năm, còn trùng quả dưa xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa.

b. Trùng mỏ neo-rận cá

Trùng mỏ neo thường ký sinh trên toàn bộ cơ thể của cá, mắt thường rất dễ nhận thấy. Khi trùng bám chặt vào cơ thể cá sẽ hút chất dinh dưỡng và gây nên những vết thương gây chảy máu làm cho cá gầy yếu và tạo cơ hội cho các ký sinh trùng khác bám vào.

Rận cá làm cá ngứa ngáy, bơi lung tung, một cách mất thăng bằng, giảm bắt mồi.

c. Nấm thủy mi

Các sợi nấm mảnh và phát triển thành búi trắng như bông trên da cá. Một đầu sợi nấm bám vào da, đầu kia bơi tự do ngoài môi trường nước.

Nấm có thể xuất hiện quanh năm.


Phòng và điều trị: 

Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp:

Chú ý mật độ thả, tỷ lệ ghép cho phù hợp.

Tăng cường quản lý chăm sóc, cho ăn đủ chất, đủ lượng và đúng thời điểm.

Thay nước, diệt khuẩn khử trùng ao nuôi định kỳ.

Thường xuyên trộn vitamin C, men tiêu hóa Biobactil để nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi.

Trị bệnh:

Tắm cá với muối ăn, thuốc tím KMnO4 hay đồng sulphate CuSO4.

Dùng Sepio diệt ngoại ký sinh trùng và nấm trong nước, đồng thời kiểm soát sự phát triển quá mức của tảo với liều 1kg/4000-5000m3 nước.

Với trùng mỏ neo có thể dùng thêm lá xoan 0,4-0,5kg/m3 nước.

Với trùng bánh xe, có điều kiện nên thay nước toàn bộ, sau đó khử trùng nguồn nước mới vừa thay.

Ngày 16 - 03 - 2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102