Cách xử lý bệnh phân lỏng trên tôm nuôi an toàn

Bệnh phân lỏng hay bệnh tiêu hóa ở tôm nuôi đã xuất hiện tư lâu khi nuôi tôm ở mật độ cao. Thời gian gần đây bệnh này ngày càng phổ biến
Đường ruột tôm thẻ chân trắng

Hiện tượng phân lỏng, phân đứt khúc là hiện tượng bệnh lý đường ruột thường gặp trên tôm  nuôi công nghiệp, các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này gồm:

Xuất hiện tảo độc trong ao nuôi như tảo lam, tảo đỏ,..các loại tảo này tiết ra các độc tố để tự bảo vệ, tôm vô tình ăn phải sẽ bị  nhiễm độc, làm cho các biểu mô đường ruột bị tổn thương, không thể hấp thụ chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa và các nội  chất bên trong đường ruột có thể vị rò rỉ ra đường ruột. Điển hình như tảo lam, khi trong ao có nhiều tảo lam sẽ có tình trạng tôm bị phân trắng, phân đứt khúc do tôm ăn tảo lam và không thể tiêu hóa được.

Thức ăn kém chất lượng, bị hư mốc sinh ra độc tố làm ức chế hoạt động của đường ruột, gây tổn thương mô ruột làm tôm không hấp thụ được thức ăn và gây hiện tượng phân lỏng. tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp trừ khi việc bảo quản thức ăn quá kém hoặc bị côn trùng, chuột phá hoại hoặc mua thức ăn từ các nguồn không rõ rang.

Chất lượng nước bị ô nhiễm làm sản sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng trong ao nuôi, khi thức ăn được đưa xuống nước, nó sẽ hút các vi khuẩn hoặc ký sinh trùng làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, tôm ăn thức ăn tạo cơ hội cho vi khuẩn và ký sinh dễ dàng xâm nhập vào ruột gây các bệnh về đường ruột.

Gregarine  là một loài nguyên sinh động vật  có vòng đời  phát triển  trong ký chủ trung gian là ốc, hến, ở đáy  ao tôm. Khi tôm ăn các ký chủ trung gian này, ấu trùng sẽ  xâm nhập vào ruột tôm, phát triển thành dạng trưởng thành sống ký sinh bám vào  đường ruột tôm. Khi mật số Gregarine dày đặc sẽ  làm cho ruột tôm bị tắt nghẽn. Tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine chết không đáng kể nhưng sẽ chậm lớn (do sự hấp thu dưỡng chất ở ruột  bị gián đoạn) và hình những tổn thương ở đường ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn vibrio xâm nhập phát triển gây bệnh. Vibrio spp hiện diện phổ biến trong  nước ao nuôi tôm nước lợ, nước mặn. Khi môi trường nuôi tốt thì  Vibrio spp hiện diện ở mật   độ thấp (≤102CFU/ml) không gây bệnh cho tôm.  Khi môi trường nuôi ô nhiễm,  vi khuẩn sẽ gia tăng mật số và  xâm nhập cơ thể gây bệnh  cho tôm. Hầu hết các chủng vibrios đều có khả năng gây bệnh đường ruột, khi vào đường ruột  vi khuẩn  gây viêm và phá hủy thành ruột, do vậy  ta sẽ thấy những đoạn đứt khúc khi quan sát dưới ánh mặt trời.

Việc sử dụng kháng sinh cũng gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột và gây tổn thương các mô ruột, làm tôm không hấp thụ được thức ăn đã tiêu hóa.

so sanh tom benh duong ruot

Tôm khỏe có đường ruột đầy thức ăn, sẫm màu. Tôm bệnh đường ruột thức ăn đứt khúc, chứa dịch nhiều.

Cách phòng trị bệnh phân lỏng ở tôm

Để phòng tránh bệnh phân lỏng, cần phải thực hiện kết hợp sự quản lý cả môi trường ao nuôi và sức khỏe đường ruột tôm.
Cần giữ môi trường ao nuôi luôn sạch sẽ bằng việc quản lý việc cho ăn, chất lượng thức ăn để tránh thức ăn dư thừa hay nhiều chất thải. bổ sung men vi sinh thường xuyên để giảm thiểu chất thải trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của tảo độc và vi khuẩn gây bệnh.

Xử lý kỹ nguồn nước cấp để tránh nhiễm khuẩn và tảo độc từ môi trường bên ngoài.

Khi xuất hiện tảo trong ao cần khẩn cấp cắt tảo, kiểm tra điều kiện pH, độ kiềm và các khoáng trong ao để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho tôm.

Sau khi tôm lột vỏ, cần bổ sung ngay men vi sinh  Bio Bactil đường ruột vào thức ăn trong 3-4 cử đầu tiên để tạo môi trường lợi khuẩn cho đường ruột.

Có 2 cách điều trị an toàn nhưng hiệu quả bệnh phân lỏng

Cách 1: Dùng men tiêu hóa hỗ trợ

- Khi thấy tôm có dấu hiệu đi phân lỏng lập tức giảm 20% lượng thức ăn.

- Tiến hành các biện pháp cải thiện môi trường.
Vì khi tôm bị các bệnh tiêu hóa sẽ làm tang lượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết vào nước nên môi trường sẽ xấu đi nhanh hơn. Ngoài ra việc cải thiện môi trường tôm hạn chế các mềm bệnh cơ hội khác và khỏe hơn.

- Cho ăn BioBactil 8-10gr/kg thứ ăn tất cả các cử ăn liên tục 3 ngày.

- Phân trắng sẽ giảm 99% sau 3 ngày, bắt đầu canh lại thức ăn và giảm liều dùng BioBactil xuống còn 3-5gr/kg thức ăn mỗi 2 cử ăn/ngày.

- Trường hợp kiểm tra có ký sinh trùng trong đường ruột tôm thì dùng Licin Garlic 5ml/kg môi 2 cử ăn/ngày liên tục 7 ngày sẽ khỏi hoàn toàn ký sinh trùng.

tri phan long bang men vi sinh

Cách này tỉ lệ thành công rất cao nhưng rất an toàn đảm bảo tôm không bị chậm lớn hoặc tái lại sau khi điều trị. Tôm có thể tiếp tục nuôi đến size lớn bình thường.

Cách 2: Dùng thảo dược kết hợp

- Bước 1,2 tương tự như cách 1.

- Bước 3: Dùng Nutric liều 3-5gr/kg thức ăn 2 cử ăn/ngày và liên tục 3 ngày. Nutric là sự kết hợp của các acid hữu cơ, thảo dược và các prebiotic giúp loại bỏ các tác  nhân gây bệnh đồng thời giúp hối phục các mô đường ruột bị tổn thương,  kích thích các vi khuẩn có lợi phát triển để đảm bảo đường ruột vẫn to khỏe và hoạt động tốt sau khi bị phân lỏng.

- Bước 4,5 tương tự như cách 1.

tri phan long bang thao duoc

Với cách dùng thảo dược kết hợp này phù hợp cho ao nuôi biết chắc nguyên nhân là do vi khuẩn và ký sinh trùng mà khi dùng nhiều loại kháng sinh vẫn không khỏi. Cách này mang lại hiệu quả trên 90% nhưng bù lại là hiệu quả nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn sau khi điều trị. Giải pháp thay thế kháng sinh hiệu quả. Tôm vẫn lớn bình thường nếu trước đó không dùng quá nhiều kháng sinh.

Ngày 11 - 09 - 2019
Phòng kỹ thuật
Chủ đề liên quan:
Bạn có biết?

Các loài giáp xác hạn chế sinh tổng hợp các acid béo HUFA, do đó bổ sung dầu cá trong thức ăn là cần thiết.

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102